Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 48)

nghiệp trong và ngoài nước - Bài học cho Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo

1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong và ngoài nước nghiệp trong và ngoài nước

Hoa Kỳ là một trong những cường quốc nổi bật với nền công nghiệp cơ khí hiện đại hóa và đã có những bước phát triển đột phá mang tính quyết liệt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp cơ khí:

Đầu tiên, các doanh nghiệp cơ khí của Hoa Kỳ luôn cố gắng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và gắn kết các khoa học công nghệ tiên tiến vào các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị trong sản xuất. Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt và được tận dụng một cách hiệu quả tối ưu.

Thứ hai, kênh huy động vốn tại quốc gia này cũng rất đa dạng. Bên cạnh các kênh huy động cho vay thương mại truyền thống, các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ chú trọng công bố minh bạch thông tin trên thị trường vốn... giúp các doanh nghiệp có khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh, đầu tư liên kết, phát hành cổ phiếu trên thị trường dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc xây dựng các định chế tài chính toàn cầu, giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói chung và các doanh nghiệp cơ khí nói riêng được tham gia tư vấn chuyên nghiệp; hợp lý; giúp đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu, cổ phiếu mới tiến hành thuận lơi và đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp Hoa Kỳ tận dụng việc các thành viên trong một tập đoàn kinh doanh tại các quốc gia khác nhau với bối cảnh kinh tế vĩ mô khác nhau để cấu trúc và hoán đổi lãi suất. Thông thường, lãi suất tại các quốc gia phát triển thường ở mức thấp. Chính vì vậy, thay vì các Công ty con độc lập vay vốn tại quốc gia mình kinh doanh thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ có xu hướng sắp xếp vốn tại Công ty mẹ (tại Hoa Kỳ lãi suất thấp hơn) rồi cho các Công ty con vay lại như vậy vừa có thêm thu nhập từ chênh lệch lãi suất đồng thời góp phần chuyển lợi nhuận về trong nước.

Cuối cùng, các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ luôn xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạch định các chiến lược này với các phương án cụ thể, rõ ràng. Nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, các

doanh nghiệp luôn xây dựng các định mức chi phí gần sát với chi phí sẽ sử dụng trong kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu được đánh giá đầy đủ do nguồn dữ liệu nhập đầu vào thống nhất về quy trình và đảm bảo tính chính xác. Qua đó, doanh nghiệp có căn cứ để phân bổ nguồn vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả và hạn chế rủi ro.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới về quy mô. Mặc dù không có những bước phát triển thần kỳ như những năm 70 của thế kỷ trước nhưng Nhật Bản vẫn là quốc gia được thế giới ngưỡng mộ dưới nhiều khía cạnh. Có được thành công ấy là nhờ các doanh nghiệp Nhật Bản đã đưa thương hiệu của người Nhật vượt ra biên giới lãnh thổ một quốc gia và có vị trí trên thị trường thế giới. Những thành tựu mà doanh nghiệp Nhật Bản đạt được có thể kể đến nhờ những nguyên nhân sau:

Nhật Bản luôn chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây là nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản. Họ thường có xu hướng tuyển dụng các thực tập sinh tiềm năng từ khi còn là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, học nghề. Thậm chí, các doanh nghiệp Nhật Bản còn ký các hợp đồng đào tạo trực tiếp với các trường học, trung tâm đào tạo nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, việc thường xuyên cử cán bộ đi học tập thực tiễn để nâng cao tay nghề và nhận thức rất được các doanh nghiệp quan tâm. Các chế độ phúc lợi cho người lao động cũng luôn được quan tâm đầy đủ nhằm giúp cho người lao động an tâm công tác và cống hiến cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng giống như các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú trọng đầu tư vốn vào những máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao. Để giữ được chân các bạn hàng cũng, doanh nghiệp tại quốc gia này luôn cam kết về chất lượng hàng hóa, thực hiện đúng về thời gian và tiến độ.

Để tận dụng tối đa nguồn vốn kinh doanh sẵn có của mình, Nhật Bản ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất giúp doanh nghiệp Nhật Bản tính toán đuợc chính xác nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị cần thiết để đầu tu. Góp phần cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh.

Doanh nghiệp Nhật Bản có chiến luợc kinh doanh định huớng rất rõ ràng và mang tính chiến luợc bền vững. Cụ thể: Họ đầu tu vào hình ảnh, thuơng hiệu. Đây cũng đuợc coi một cách sử dụng vốn hiệu quả. Nếu nhu giá thành cao là một bất lợi đối với doanh nghiệp Nhật Bản thì họ nhanh chóng bù đắp bất lợi này bằng việc huy động vốn giá rẻ (từ Chính phú viện trợ ODA hay ngân hàng phát triển Châu Á) cho các khách hàng của mình từ các nuớc đang phát triển.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia đông dân. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành động lực mới của kinh tế toàn cầu và là biểu tuợng của một Châu Á năng động thịnh vuợng trong tuơng lai. Để đạt đuợc điều này thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã rất nỗ lực trong một thời gian dài. Chúng ta có thể kể tới một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Trung Quốc nhu sau:

Điểm mạnh của Trung Quốc chính là nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Tận dụng điểm này giúp cho ngành cơ khí Trung Quốc hạn chế đuợc nhiều chi phí lãng phí khác. Đặc biệt các doanh nghiệp Trung Quốc luôn có mối liên hệ chặt chẽ với Chính phủ để tiếp cận nguồn vốn tài trợ giúp cho các doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị truờng.

Mặt khác, Trung Quốc sử dụng chiến luợc cạnh tranh về giá là biện pháp đòn bẩy kích cầu tiêu dùng. Cùng một mặt hàng sản phẩm bán ra trên thị truờng, nhung giá bán lại rẻ hơn nhiều so với các đối thủ khác. Bởi lợi thế, về

nguyên nhiên vật liêu, nhân công giá rẻ làm giá thành rẻ hơn, thu hút nguời tiêu dùng hơn.

Cuối cùng, mặc dù là một quốc gia đi sau, nhung việc tiếp thu công nghệ và khoa học tiên tiến vẫn luôn đuợc Chinh phủ Trung Quốc quan tâm. Chính vì vậy, quốc gia này đã cho các doanh nghiệp của mình sử dụng vốn kinh doanh để bành chuớng đầu tu cho các dự án công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại. Sau đó, học hỏi và tiếp thu chuyển giao công nghệ, bán bản quyền sang nhiều quốc gia khác. Việc đi tắt đón đầu nhu vậy, giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận đuợc nhiều phân khúc khách hàng hơn, tăng tính cạnh tranh trên truờng quốc tế.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w