Các giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 95 - 100)

3.2.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Do ngành nghề hoạt động đặc thù của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu vốn của Công ty. Đó chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị chiếm dụng vốn kinh doanh, ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

cần thiết, Công ty có thể sử dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Bởi nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phản ánh số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục, giảm thiểu tình trạng ngừng trệ, gián đoạn. Nhu cầu vốn lưu động được xác định dựa trên nhu cầu vốn tồn kho, nợ phải thu và nợ phải trả nhà cung cấp.

Muốn xác định được nhu cầu vốn lưu động chính xác, doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố như quy mô kinh doanh, đặc điểm về chu kỳ sản xuất của mình, sự biến động về giá cả vật tư trên thị trường, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật, công nghệ, các chính sách của doanh nghiệp trong quá trình thiêu thụ hàng hóa... .Nếu muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty cần hoàn thiện và thay đổi cơ chế quản lý sử dụng loại vốn này:

❖Tăng cường quản lý công tác công nợ phải thu:

-Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra có giá trị lớn, đồng thời nhóm khách hàng mục tiêu từ nhiều năm nay vẫn là các hợp tác xã nông nghiệp, nông dân hoạt động kinh doanh cá thể nên để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty đã phải giảm giá hoặc cho mua chịu. Ngoài ra, với các phụ kiện máy móc, hộp số, máy thành phẩm cung cấp cho nhóm khách hàng chiến lược là các Công ty bạn hàng, để khuyến khích mua hàng và giữ chân đối tác, việc cho nợ tiền hàng không đòi được đã gây ảnh hưởng không nhỏ. Đối với những khoản phải thu này cần tích cực tra soát, tiến hành thu hồi công nợ, hạn chế chính sách mua hàng nợ tiền. Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng xây dựng như quy định về thời gian và phương thức thanh toán đồng. Bên cạnh đó, cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng.

-Cần tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Cụ thể, định kỳ hàng quý nên tiến hành kiểm tra, đối chiếu các khoản nợ và xây dựng phương án thu hồi nợ.

-Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng : Công ty cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp.

-Lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn thay vì như hiện nay đa số các đơn hàng là chuyển hàng trước nhận tiền sau. Công ty nên khuyến khích khách hàng ứng tiền hàng trước, hoặc thanh toán trước 50%-70% giá trị hợp đồng bằng cách chiết khấu thương mại.

- Xây dựng hợp đồng mua bán chặt chẽ về điều khoản thanh toán.

❖Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

Bên cạnh công tác thu hồi nợ thì việc đánh giá hàng tồn kho cũng cần được công ty tập trung đánh giá. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trên tổng tài sản lưu động của Công ty. Nếu như Công ty xác định được nhu cầu sử dụng vốn lưu động thường xuyên thì sẽ có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng ứ đọng, sử dụng lãng phí nguồn vốn. Muốn như vậy cần theo dõi chính xác, cụ thể định mức đã sử dụng trong các kỳ kinh doanh trước. Trên cơ sở đó, lập dự toán và dự trù kinh phí, trích lập dự phòng trong kỳ kế hoạch. Việc tiến hành kiểm kê, theo dõi cần được làm thường xuyên và đều đặn để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn, những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Thay vì sử dụng phương pháp tỷ lệ doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì Công ty nên thay đổi sử dụng phương pháp trực tiếp. Đó là tính toán trực tiếp, theo dõi từng bộ phận cấu thành vốn cố định qua từng khâu:

- Khâu dự trữ sản xuất: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

-Khâu sản xuất: thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm sản xuất dở dang, sản phẩm hỏng.

- Khâu lưu thông: thành phẩm, vốn phải thu, nợ phải trả.

Ngoài ra, đối với những nguyên vật liệu, phụ tùng cần được bảo quản kỹ lưỡng nếu như chưa sử dụng đến nhằm tránh mất mát, khấu hao đem lại.

Những sản phẩm chưa đem ra tiêu thụ cần thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng nhằm hạn chế việc hạ giá thành, ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả của đồng vốn kinh doanh đã bỏ ra.

Công ty nên mở rộng kênh mua bán nhằm đa dạng hóa hình thức tiếp cận sản phẩm thay vì kênh mua bán truyền thông như hiện nay (khách hàng tìm đến cửa hàng phân phối và mua sản phẩm trực tiếp tại chỗ). Công ty nên kết hợp việc quảng bá thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm qua các phần mềm hỗ trợ bán hàng trực tuyến. Điều này sẽ giúp bản thân Công ty tiết kiệm được chi phí thê mặt bằng cửa hàng, chi phí tiền lương cho nhân viên, giảm được chi phí lưu kho....

3.2.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đặc thù của vốn cố định là giá trị lớn và luân chuyển vào từng thời kỳ sản xuất. Vì vậy, để tăng tốc độ luân chuyển của vốn cố định một cách tối đa, Công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất tài sản cố định một cách hợp lý, tận dụng tối đa nguồn lực về tài sản mà mình sẵn có.

Việc đánh giá tỷ lệ khấu hao, hao mòn thường xuyên để từ đó đưa ra biện pháp cụ thể đối từng tài sản cố định là điều rất cần thiết. Bởi những tài sản cố định này có thời gian sử dụng lâu năm sẽ có khả năng hao mòn lớn và công suất thấp, nên Công ty cần có biện pháp thanh lý hoặc sử dụng có hiệu quả hơn.

Ngoài ra việc đầu tư nhiều vào việc mua dây chuyền công nghệ mới mặc dù vẫn đang được đẩy mạnh, song, bản thân người lao động trực tiếp sản xuất cần có thời gian thích nghi. Đồng thời, Công ty cần hoạch định chiến lược cụ thể, đầy đủ và chi tiết để tận dụng tối đa dây chuyền mới trong công tác sản xuất sao cho có hiệu quả. Nhằm tận dụng tối đa máy móc và nghiên cứu áp dụng dây chuyền sản xuất, bản thân Công ty nên có những cuộc vận động thi đua sáng tạo, phát huy được ý tưởng tốt cải tiến kỹ thuật và nâng cao tinh thần hăng say lao động.

Tuy nhiên, mua quá nhiều tài sản cố định tăng nhung giảm đầu tu vào các quỹ khen thuởng, phúc lợi dẫn đến việc ảnh huởng trực tiếp đến nguời lao động. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo cân đối hai nguồn lực này song song để khuyến khích nhân viên an tâm làm việc hiệu quả hơn.

Để giảm khấu hao, Công ty thuờng xuyên bảo trì, bảo duỡng tài sản, nâng cao ý thức sử dụng, vận hành máy móc cho đơn vị, thuờng xuyên kiểm tra, kiểm sát các quy trình vận hành máy móc. Xây dựng quy trình theo dõi, đánh giá hiệu suất hoạt động máy móc, tỷ lệ khấu hao dự kiến để từ đó có những kế hoạch cụ thể trong chiến luợc sản xuất. Đối với những máy có giá trị lớn, thời gian sử dụng trong tuơng lai dài và có tính khấu hao nhanh, Công ty nên cân nhắc đến việc mua bảo hiểm để đảm bảo về an toàn cũng nhu tránh những rủi ro tài chính có thể gây ảnh huởng.

Việc chỉ sử dụng đơn thuần một phuơng pháp tính khấu hao (phuơng pháp khấu hao theo đuờng thẳng) nhu hiện nay là chua hợp lý. Do có những hao mòn khó có thể đánh giá đuợc bởi những yếu tố khách quan bên ngoài đem lại cùng với những biến động về giá cả, tính đổi mới của công nghệ sẽ làm thay đổi giá trị ban đầu của tài sản cố định. Vì vậy, phuơng pháp tính khấu hao theo đuờng thẳng sẽ không còn hợp lý nữa. Công ty có thể sử dụng thêm phuơng pháp khấu hao theo sản luợng. Với phuơng pháp này khấu hao sẽ đuợc tính theo khối luợng sản phẩm và công việc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm. Để làm đuợc phuơng pháp này, Công ty cần thống kê khối luợng sản phẩm, công việc do máy móc - dây chuyền thực hiện trong kỳ phải đuợc rõ ràng, đầy đủ. Việc triển khai thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ niên độ kế toán là điều rất cần thiết. Đối với tài sản cố định thuộc loại thanh lý hay nhuợng bán, Công ty cần đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản. Nhanh chóng thanh lý những máy móc thiết bị đã cũ, có tuổi

đời cao, chi phí vận hành lớn không còn hiệu quả để thu hồi vốn cho việc sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w