Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 100 - 104)

3.2.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn

Đầu tiên, Công ty cần xác định đuợc nhu cầu về vốn tối thiểu nhằm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đuợc diễn ra ổn định, thuờng xuyên không bị gián đoạn. Tuy nhiên, muốn xác định đuợc nhu cầu về vốn, Công ty cần đánh giá chính xác các nhân tố ảnh huởng nhu quy mô của bản thân doanh nghiệp, tính chất của ngành nghề kinh doanh là ngành cơ khí nên chu kỳ sản xuất cũng nhu tính chất thời vụ là yếu tố ảnh huởng không nhỏ, sự biến động của giá cả vật tu hàng hóa và trình độ tổ chức quản lý... Việc xác định đúng đắn các nhân tố trên sẽ giảm thiểu tình trạng du thừa vốn gây lãng phí và tăng huy động vốn nhằm đạt đuợc mức sử dụng tối uu nhất.

Thứ hai, Công ty cần khai thác và sử dụng triệt để nguồn vốn sẵn có của mình nhằm thu đuợc hiệu quả cao nhất. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia, quỹ trích khấu hao tài sản cố định. là những nguồn vốn sẵn có không cần phải huy động từ bên ngoài. Vì vậy, sẽ giảm thiểu đuợc áp lực về việc phải trả lãi do vốn vay ngoài. Công ty cũng có thể tận dụng các nguồn vốn ngắn hạn nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu truớc mắt về vốn luu động, tận dụng tối đa các khoản nợ chua đến hạn thanh toán nhu tiền phải trả cho nguời bán, tiền trả cho cán bộ công nhân viên hoặc đối với những đơn hàng quá lớn, Công ty nên lựa chọn phuơng thức thanh toán từng phần cho đối tác thay vì trả luôn trong một lần. Tuy nhiên, cách làm này không nên đuợc sử dụng thuờng xuyên, bởi việc nợ luơng nguời lao động có thể ảnh huởng đến tâm lý gắn bó của cán bộ công nhân viên, dễ gây ra tâm lý chán truờng. Việc nợ tiền hàng quá lâu, cũng có thể dẫn đến việc phải chi trả lãi phạt do quá thời hạn thanh toán, gây mất uy tín đối với đối tác.

Ngoài ra, để có thể linh hoạt hơn trong việc điều tiết vốn, tránh tình trạng vay nóng tín dụng hoặc không có vốn để tiếp tục kinh doanh, Công ty cần lựa chọn và tiếp cận thêm nhiều nguồn tài trợ hợp lý như Ngân hàng chính sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - nơi nhà máy của Công ty đang hoạt động, các nguồn vốn của Bộ Công thương trong gói thầu EPC đang có lộ trình thực hiện đến năm 2025 về hỗ trợ các công trình công nghiệp cơ khí trong nước, các nguồn vốn đầu tư tư các công ty thành viên trong và ngoài Tổng Công ty. Đặc biệt, để có thể ổn định sản xuất và tăng trưởng trong kinh doanh, Công ty cần chú trọng tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn và mang tính ổn định. Muốn làm được điều nay, Công ty cần đẩy nhanh công tác Cổ phần hóa tại đơn vị mình. Việc chào bán cổ phiếu và thu hút cổ đông ra bên ngoài mặc dù có thể làm thay đổi về cơ cấu nội bộ của Công ty, song xét về dài hạn việc có thêm nguồn vốn kinh doanh và vốn huy động từ việc bán cổ phần sẽ giúp Công ty có một nguồn lực về vốn ổn định hơn, cân bằng hơn.

Cuối cùng, sau khi Công ty đã lập được kế hoạch huy động vốn thì việc chủ động phân phối và sử dụng sao cho hiệu quả là một bài toán không hề nhỏ. Căn cứ vào năng lực kinh doanh tại những kỳ trước, bài học kinh nghiệm rút ra từ những hạn chế tiềm tàng trong quá khứ để lại, Công ty cần xây dựng những dự báo về biến động của thị trường, của ngành cơ khí. Để từ đó, Công ty có thể đưa ra những quyết định phân bố nguồn vốn sao cho hợp lý và giảm thiểu rủi ro nhất.

3.2.2.2. Tinh giảm cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty

Một bộ máy quản lý có hiệu quả với cơ chế minh bạch, công khai và khoa học sẽ giúp các đơn vị trong Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Muốn làm được việc này, đầu tiên các đơn vị trong Công ty cần có sự phân tách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ để tránh sự chồng chéo, cồng kềnh và thừa nhân

lức. Thứ hai, Công ty cần xây dựng sổ tay mô tả công việc để làm rõ hơn chi tiết các nhiệm vụ mà từng vị trí phải đảm nhận.

Hơn nữa, hiện nay, Công ty đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cổ phần hóa, vì vậy việc tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, trẻ hóa đội ngũ nguồn nhân lực là điều hết sức cần thiết. Việc xuất hiện thêm các cổ đông có quyền biểu quyết, ra quyết định kinh doanh cũng góp phần thay đổi chiến lược kinh doanh của Công ty cũng như cải thiện tình trạng sử dụng vốn kinh doanh chưa đạt hiệu quả như hiện nay. Công tác cổ phần hóa không chỉ góp phần cải thiện tình trạng kinh doanh hiện tại mà còn giúp thay thế và làm mới chức năng của các phòng ban, đơn vị, tránh việc chồng chéo nhiệm vụ làm giảm hiệu quả công việc.

Để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, Công ty nên có những đợt kiểm tra; đánh giá; sát hạch đội ngũ nhân viên. Qua đó, Công ty sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn tay nghề, trình độ cho người lao động nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần làm việc hăng hái để đem lại lợi ích cho người lao đông. Mặt khác, việc tuyển chọn các công nhân có tay nghề cao và kỹ sư có kinh nghiệm cần được chú trọng ngay từ khâu đầu vào tuyển dụng. Nếu có thể có đội ngũ công nhân viên có năng lực tốt thì bản thân Công ty cũng rút ngắn được quy trình đòa tạo cán bộ, tiết kiệm chi phí đào tạo nhân lực rất lớn.

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt làm nên hiệu quả và thành công cho sự phát triển của bất kỳ Công ty nào. Như vậy nhằm giữ chân được nguồn nhân lực sẵn có và phát triển, tuyển chọn thêm những cá nhân xuất sắc vào đội ngũ cán bộ của Công ty, Công ty cần thực hiện tốt các chính sách khen thưởng phúc lợi để khuyến khích người lao động gắn bó và an tâm làm việc cống hiến.

Việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên, kỹ sư tham gia vào khâu trực tiếp sản xuất là điều hết sức cần thiết, cũng như cần tích cực cử cán bộ tại các đơn vị đi học tập kinh

nghiệm nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh có hiệu quả là một biện pháp vô cùng cần thiết. Qua đó, Công ty sẽ học hỏi và đúc kết đuợc những giải pháp phù hợp với mô hình quản lý của mình sao cho phù hợp nhất, mà không phải theo huớng dập khuôn máy móc.

3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ chi phí

Nếu nhu Công ty chỉ tập trung tăng doanh số mà lơ là công tác quản lý chi phí thì đây sẽ là một thiếu hụt lớn làm cho hoạt động kinh doanh không phát huy đuợc hiệu quả. Chính vì vậy, việc quản lý chặt chẽ các chi phí luôn là yếu tố tiên quyết đảm bảo chất luợng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn quản lý chi phí đạt hiệu quả cao, Công ty cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

-Công ty cần dự kiến chi tiết những chỉ tiêu chủ yếu trong hệ thống các chỉ tiêu của báo cáo tài chính và xây dựng những mục tiêu cần đạt đuợc cũng nhu xác định cách thức để đạt đuợc những mục tiêu này một cách rõ ràng và chi tiết (dự báo doanh thu bán hàng; dự báo sản xuất sản phẩm; dự báo thành phẩm hàng tồn kho cuối kỳ; dự báo chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp; dự báo các chi phí về nhân công trực tiếp; chi phí về sản xuất chung; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp...).

Từ tất cả những dự báo trên đuợc Công ty sử dụng làm căn cứ lập dự toán chi phí hàng năm. Có nghĩa là, bản thân Công ty cần có những dự trù về chi phí sản xuất trong kỳ kế hoạch một cách chi tiết và gần nhu chính xác nhất. Sao cho đảm bảo sẽ chi không vuợt quá định mức. Muốn đạt đuợc mức dự toán về chi phí một cách sát thực, Công ty cần xây dựng những định mức cho từng loại chi phí.

-Đối với chi phí về nguyên vật liệu, Công ty cần lựa chọn các đơn vị cung cấp, uy tín, đảm bảo chất luợng và có mức giá phù hợp; ít có sự biến động.

-Đối với chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty cần tính toán kỹ luỡng giá thành sản phẩm, quản lý chi phí trong khâu sản xuất đảm bảo sử dụng tiết

kiệm, đủ chất lượng mà không phải cắt giảm quy trình. Việc xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu sẽ góp phần làm giảm việc sử dụng lãng phí vật tư trong các quy trình sản xuất. Ngoài ra, việc tính toán thiết lập các chi phí liên quan đến kho bãi, chi phí bảo quản hàng hóa, bảo trì bảo dưỡng cần được lưu tâm.

-Hàng năm, Công ty cần tính toán chi phí khấu hao tài sản. Bởi đây là tài sản có giá trị lớn, thường xuyên sử dụng và sẽ khấu hao trong quá trình sử dụng. Vì vậy, việc trích lập khấu hao và dự toán khoản mục chi phí này là rất cần thiết. Nó giúp cho doanh nghiệp biết được máy móc có giá trị khấu hao còn bao nhiêu, đã hao mòn bao nhiêu. Từ đó sẽ khiến cho việc mua sắm các tài sản cố định sẽ chủ động hơn và phục vụ tính cấp thiết dựa trên nhu cầu thực tiễn chứ không phải mang tính phát sinh và không có kế hoạch như tình trạng hiện nay của Công ty.

-Chi phí chi trả cho công nhân viên cũng cần được quan tâm. Bởi việc trả lương chậm hoặc chi trả một mức lương quá thấp, sẽ khiên người lao động không có tinh thần gắn bó với Công việc, dễ dẫn đến việc chảy máu chất xám. Nếu trả mức lương quá cao với kết quả lao động và sức lao động người lao động tạo ra thì sẽ gây ảnh hưởng tới quỹ lương. Quỹ lương khi phát sinh quá cao sẽ tạo gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần đảm bảo việc chi trả chi phí cho người lao động phải hợp lý.

-Những chi phí bất hợp lý, không cần thiết, Công ty cần hạn chế triệt để và cắt giảm khỏi danh mục chi tiêu.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w