Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 84 - 92)

2.3.2.1. Hạn chế

Hạn chế đầu tiên xuất phát từ đặc thù của doanh nghiệp cơ khí, đó chính vốn cố định lớn, tốc độ luân chuyển vốn chậm - chủ yếu tập trung vào đầu tu dây chuyền máy móc. So với trung bình ngành hiện nay tốc độ luân chuyển vốn nằm ở mức 3,5-4,0 lần; nhu vậy có thể thấy rằng đây là một bất lợi của doanh nghiệp khi những chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định đều duới trung bình ngành.

Hạn chế thứ hai là do tốc độ và hiệu quả sử dụng vốn luu động còn thấp so với trùng bình ngành cơ khí tại Việt Nam. Hiện tại đang nằm duới mức dao động của trung bình ngành từ 1,2-2,0 lần. Đồng thời, hiện nay, Công ty đang xác định nhu cầu vốn luu động bằng phuơng pháp tỷ lệ trên doanh thu. Hạn chế của phuơng pháp này chính là sẽ không còn chính xác khi có những chính sách, chiến luợc kinh doanh thay đổi, ví dụ nhu: trong thực tế khi có nhiều khoản mục tài sản không tăng giảm cùng tỷ lệ với doanh thu. Nhu vậy, kết quả phản ánh hiện nay không chính xác và chỉ đúng khi mối quan hệ về doanh thu và tài sản có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp với doanh thu.

Hạn chế thứ ba là tốc độ vốn kinh doanh không cao, thời gian luân chuyển vốn kéo dài, thậm chí có những giai đoạn doanh nghiệp cần phải mất đến gần 6 năm mới có thể quay vòng đuợc đồng vốn mình đã bỏ ra.

Hạn chế thứ tu là các chi phí liên quan có xu huớng tăng cao, chẳng hạn nhu: chi phí về kho bãi; chi phí bảo quản; chi phí khấu hao bỏ ra lớn.

Hạn chế thứ năm, số luợng sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế và doanh số thu về cũng chua có kết quả khả quan.

Hạn chế thứ sáu là việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, phuơng án sản xuất kinh doanh hiện nay chua phù hợp, chua rõ ràng về mục tiêu, thiếu tính chi tiết và sự chuyên nghiệp.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Thị trường ngành công nghiệp sản xuất cơ khí có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên tác động rất lớn đến quyết định sản xuất kinh doanh của oanh nghiệp. Đặc biệt khi lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu... tăng cao sẽ là khó khăn rất lớn để doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn vốn kinh doanh của mình sao cho hợp lý.

Các yếu tố thay đổi về công nghệ, khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh công nghệ hóa và cải tiến khoa học kỹ thuật với những đổi mới khiến doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái chạy đua hoặc thụt lùi do những bước tiến hiện đại trong xu hương toàn cầu hóa hiện nay.

Chính phủ chưa có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các Công ty sản xuất cơ khí để có thể cạnh tranh với các đối thủ sản xuất công nghiệp đại trà với giá thành rẻ như Trung Quốc hay công nghiệp hiện đại như Mỹ, Đức, Nhật Bản. Việc Công ty có thể tiếp cận về nguồn vốn vay hay được bảo trợ về giá hoặc mua các công nghệ dây chuyền hiện đại để phục vụ sản xuất chưa được các cơ quan ban ngành hỗ trợ nên quy mô vốn kinh doanh còn hạn chế dẫn đến đầu tư chưa được quan tâm kịp thời. Điều này làm cho việc sử dụng vốn kinh doanh bị gián đoạn và khiến tốc độ quay vòng vốn chậm.

Ngoài ra, những yếu tố về thiên nhiên, môi trường, khí hậu. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh đầu tư cho tài sản cố định hay để mua nguyên vật liệu sẽ bị giảm giá trị sử dụng khi lưu kho bãi quá lâu, khó tránh khỏi tình trạng bị oxi hóa, hao mòn làm giảm công năng, giá trị sử dụng. Như vậy vốn kinh doanh bỏ ra sẽ không thu về được hiệu quả cao.

b. Nguyên nhân chủ quan

❖Chưa xây dựng định mức hàng tồn kho

lớn, chi phí đầu tư bỏ ra cao, trong khi đó, việc quay vòng luân chuyển vốn chậm và tốn khá nhiều thời gian nên hàng tồn kho luôn ở mức cao. Trong khi để phục vụ nhu cầu sản xuất, bản thân doanh nghiệp lại cần một lượng hàng dự trữ để phục vụ cho các kỳ sản xuất. Công ty sản xuất trong lĩnh vực cơ khí nên phụ tùng máy móc, nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm đều có giá trị tương đối lớn làm cho tổng lượng hàng tồn kho tăng cao. Tuy nhiên, các phụ tùng, nguyên vật liệu này nếu không được bảo quản đúng cách dễ bị hao mòn, hư hỏng do ảnh hưởng thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm... dẫn đến làm tăng lượng hàng tồn kho, tăng vốn lưu động, tăng vốn kinh doanh nhưng doanh thu thu về thấp, chi phí tăng cao dẫn đến việc quay vòng vốn kinh doanh bị ảnh hưởng.

❖Chính sách bán hàng

Ngoài ra, giá trị của một sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc tìm được khách hàng mua sản phẩm gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải phụ thuộc vào tính mùa vụ hoặc sự chủ động của khách hàng tìm đến mua sản phẩm là rất ít. Công tác bán hàng lại càng gặp nhiều bất cập khi giá thành của các công ty liên doanh, công ty nước ngoài có giá cả cạnh tranh hơn, mẫu mã và tính năng khá phong phú cũng như kênh bán hàng rất đa dạng, truyền thông sản phẩm tốt hơn nên các sản phẩm của Công ty tiếp cận đến tay người tiêu dùng còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là do trong 3 năm gần đây, Công ty nhập khẩu dây chuyền sản xuất mới nhưng lượng công nhân đã qua đào tạo còn ít, tay nghề còn hạn chế dẫn đến sản phẩm sản xuất dở dang lớn cũng như sản phẩm hỏng tăng cao. Như vậy nếu chi phí lưu kho càng lớn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, từ đó tác động tới tốc đọ quay vòng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ không đạt được kết quả cao.

Chính bởi cơ chế chính sách bán hàng, chính sách chiết khấu còn cứng nhắc kém linh hoạt dẫn đến lượng hàng bán ra không gia tăng mà có phần

chững lại. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp hiện nay thay vì tập trung vào phuơng thức bán hàng truyền thống, để đẩy nhanh luợng hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phuơng thức bán hàng qua các phần mềm, trang web trực tuyến để vừa góp phần làm giảm chi phí thuê mặt bằng cửa hàng, nhân công vừa giúp giá cả có tính cạnh tranh hơn đồng thời có thể bổ sung các chinh sách bảo hành - bảo duỡng để thu hút khách hàng cả trong và ngoài nuớc. Thêm vào đó hình thức sử dụng chua thanh toán đa dạng, phong phú, cũng nhu chua sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt nên hạn chế việc đảm bảo đuợc cam kết thanh toán đúng hạn và tiết kiệm thời gian.

❖ Đối tượng khách hàng tiếp cận còn nhỏ

Giá thành của một sản phẩm sản xuất ra có giá trị cao. Trong khi, đa số là các sản phẩm nông nghiệp bán cho nguời nông dân hoặc một số Công ty sản xuất nông lâm ngu nghiệp. Những đối tuợng này dễ gặp biến động về tài chính, do yếu tố sản xuất gặp bất lợi bởi tác động của thiên nhiên, thị truờng đối tác... và mang tính mùa vụ cao.

Chính vì vậy, nhằm đẩy nhanh công tác tiêu thụ hàng hóa, Công ty đã thực hiện biện pháp ứng hàng truớc và nhận tiền bán về sau. Tuy nhiên, cách làm này gặp khá nhiều rủi ro khi nhiều khách hàng tận dụng cơ hội này để lạm dụng vốn, dẫn đến các khoản phải thu tăng cao. Công tác thu hồi công nợ cũng chua đạt đuợc hiệu quả khi những khoản nợ đọng kéo dài cùng lãi phạt tăng cao vẫn trong tình trạng ứ đọng và chua có biện pháp giải quyết triệt để. Chính những khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn là nguyên nhân làm cho vốn luu động bị ảnh huởng. Lâu dần dẫn tới hệ lụy làm giảm hiệu quả vốn kinh doanh của Công ty.

❖Lãng phí trong việc tận dụng tiềm lực về tài sản, máy móc, dây chuyền hiện có

Công tác đầu tu vào việc nâng cấp, cập nhật và đổi mới máy móc đã đuợc doanh nghiệp quan tâm. Song, đến nay, các máy móc và dây chuyền

công nghệ nhập khẩu về chưa được sử dụng tối đã và tận dụng hết công suất. Nên có một số máy móc không sử dụng dẫn đến khấu hao, gây lãng phí.

Đặc trưng của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên sau nhiều năm mới cần đổi mới. Chính vì vậy, việc ra quyết định nhập khẩu máy móc công nghệ cần được cân nhắc kỹ lưỡng, cần đưa ra chạy thử trước khi mua. Đồng thời sau nhiều chu kỳ kinh doanh, tài sản cố định sẽ bị hao mòn. Đây là điều không thể tránh khỏi. Vì thế cần tận dụng tối đa năng suất cũng như hiệu suất sử dụng máy móc. Ngoài ra, việc chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng là hết sức quan trọng. Các yếu tố về môi trường, thời tiết, độ ẩm, tải trọng, tác động hóa học, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật công nghệ chế tạo cũng ảnh hưởng đến mức độ hao mòn hữu hình nên cần đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công nhân viên để nắm được tầm quan trọng của tài sản cố định hữu hình.

Đối với, tài sản vô hình mà Công ty đang sở hữu nếu như không nghiên cứu, cải tiến theo kịp khoa học - kỹ thuật trong thời đại 4.0 như hiện nay sẽ dễ dẫn đến lạc hậu, tụt lùi so với các doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước.

Công tác tính toán các chỉ tiêu tài chính về việc sử dụng tài sản cố định chưa chính xác và thiếu tính kịp thời. Nên hầu như các quyết định đầu tư mua sắm tài sản cố định khá dồn dập khi chưa tận dụng được hết lợi thế của mình. Giá trị tài sản cố định lớn, song vòng quay để thu hồi về rất chậm bởi một phần do chưa tận dụng tối đa trang thiết bị, một phần do đặc điểm của ngành cơ khí - thời gian sản xuất ra một máy móc để đưa ra thị trường dài cộng thêm việc máy móc dễ bị khấu hao. Vì vậy, đây cũng là hạn chế dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

❖Chính sách đào tạo, tuyển dụng

ty hiện nay có những cán bộ lâu năm - hiện đang là cố vấn tại Công ty, những người đã được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm về ngành cơ khí, luyện kim, động cơ... từ các cơ sở đào tạo đầu ngành trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất ít đối với nhu cầu nhân lực của Công ty. Đối với phòng kỹ thuật và một số phòng ban chức năng liên quan cơ khí chế tạo máy hiện nay chỉ có 15 kỹ sư. Tỷ lệ thợ bậc cao, lâu năm và có tay nghề cao là rất thấp. Đa số chủ yếu là công nhân viên chưa có kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn còn hạn chế và chưa qua đào tạo. Đặc biệt, đối với công nhân trực tiếp sản xuất tay nghề còn chưa vững, thụ động trong quá trình tiếp cận máy móc công nghệ mới. Đồng thời, việc vẫn tiếp tục duy trì sử dụng công nghệ cũ liên quan nhiều đến thực hành thủ công chẳng hạn như lắp ráp con vít.. ..dẫn đến năng suất lao động còn hạn chế.

Công ty hiện nay cũng chưa có cơ chế cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn, đặc biệt là với lực lượng nhân công mới để nâng cao tay nghề. Cán bộ quản lý, phòng kỹ thuật chưa xây dựng được đúng chiến lược kinh doanh dẫn đến việc tiếp cận thị trường cả trong và ngoài nước đều gặp nhiều khó khăn, chưa xây dựng được định mức lao động cụ thể, mức lương dàn trải không dựa trên năng suất lao động bình quân. Chính điều này khiến người lao động không thực sự hăng hái trong lao động sản xuất.

❖Chưa tận dụng các kênh huy động vốn để có nguồn lực bổ sung, thay thế khi vốn kinh doanh cần mở rộng nhằm tiếp cận thị trường

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty tập trung chính vào Vốn chủ sở hữu ban đầu hoặc tiền dự án từ Tổng Công ty mẹ đổ về, cùng với việc vốn bị chiếm dụng nhiều dẫn đến việc tiếp cận các nguồn vốn khác gặp khó khăn, thụ động. Các công tác huy động vốn cần tích cực được đẩy mạnh để có thêm lượng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vay từ việc tham gia các dự án.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh cho mình, Công ty chỉ mới tiếp cận vay tại một ngân hàng trên địa bàn doanh nghiệp đóng, hơn nữa mức vay này khá nhỏ và thời gian vay ngắn nên chỉ đáp ứng đuợc tính thời vụ chứ chua đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất lâu dài.

Ngoài ra, một nguồn vốn huy động không thuờng xuyên nữa khiến Công ty khá phụ thuộc đó là hoàn thuế. Bởi Công ty là doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tu sản xuất ở ngoại thành do thuyên chuyển địa bàn sản xuất theo Thông tu số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính, theo đó: “Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tu chua đuợc khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì đuợc hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tu”.

Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công thuơng đang cố gắng phối hợp với các Bộ ban ngành cũng nhu các cơ quan chức năng để đẩy mạnh các dự án Cơ khí áp dụng công nghệ 4.0 uu tiên trong một số phân ngành nhu: máy nông nghiệp, thiết bị công nghệ điện, cơ khí ô tô; máy kéo.... Công ty nên có những hoạch định chiến luợc rõ ràng để tiếp cận các dự án và chủ động nhận đuợc vốn góp từ những dự án này. Bởi, đây là không chỉ giúp Công ty tăng khả năng về tài chính và gia tăng vị thế trên thị truờng mà còn đóng góp không nhỏ vào chuỗi mắt xích tăng truởng của Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên những lý luận tại chương 1, chương 2 luận văn đã khai thác và phân tích rõ được toàn cảnh bức tranh sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu mà chương 2 đã đạt được như sau:

Một là, đã khái quát được toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Công ty cũng như đánh giá một cách khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hai là việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích là công cụ, thước đo đánh giá rõ rệt nhất được thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong 3 năm từ 2015 đến 2017. Thông qua đó, tác giả đã chỉ ra những thành quả mà Công ty đã đạt được. Ngoài ra, luận văn đã chỉ rõ những nguyên nhân và tồn tại dẫn đến tình trạng sử dụng vốn kinh doanh còn nhiều bất cập như hiện nay.

Đây là cơ sở thực tiễn để chương 3 có những đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng vốn, thay đổi chiến lược - định hướng kinh doanh sao cho phù hợp hơn trong tương lai.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w