Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN STEVIA VENTURES (Trang 39 - 41)

Trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu , ảnh huởng trực tiếp tới các chỉ tiêu, khoản mục trên BCTC. Doanh thu cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những nguời quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

25

dùng để phân tích khả năng thanh toán, tiềm năng hay hiệu năng kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai .

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ("IFRS") ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trong nước.[7] Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên.

Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020.

Lợi ích của áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ chuẩn mực có phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích của IFRS cho thấy: Hầu hết, các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là, IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới. Ngoài ra, đánh giá của cộng đồng châu Âu (EU) sau 10 năm áp dụng IFRS cũng khẳng định IFRS đã thành công, trong việc tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung cho thị trường vốn. Chính các nhà đầu tư và các DN đã hỗ trợ IFRS trong việc cải thiện tính minh

26

bạch và tính so sánh của BCTC. Một số nghiên cứu trên thế giới, cũng góp phần bổ sung và khẳng định những lợi ích của việc áp dụng IFRS.

Thực tế triển khai IFRS ở nhiều quốc gia đã cho chỉ ra rằng áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng nhu thị truờng tài chính nói chung, thị truờng chứng khoán nói riêng ở các nuớc đó đuợc giới đầu tu nuớc ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị truờng này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tu nuớc ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. [8]

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN STEVIA VENTURES (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w