Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý và cơ chế minh bạch, rõ ràng, chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, cạnh tranh công bằng, tránh độc quyền hàng hóa để huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam và hoàn thành tốt các mục tiêu đã được đặt ra.
Thứ hai, chính phủ nên sớm có quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập đất nước, đồng thời có quy định doanh nghiệp phải dành kinh phí, thời gian để người lao động được học tập chính trị, pháp luật.
87
Thứ ba, hiện nay do mở cửa hội nhập với thế giới nên hàng ngoại nhập dần chiếm thị phần của một số mặt hàng trong nước đặc biệt là hàng của Trung Quốc luôn chiếm ưu thế về giá cả, chủng loại và mẫu mã sản phẩm, chính vì thế Nhà nước ta nên đưa ra các chính sách để tạo thuận lợi cho các mặt hàng trong nước, tạo hành lang pháp lý tốt hơn để bảo vệ hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù trong thời gian qua nước ta đang thực hiện cuộc vận động “ người Việt dùng hàng Việt” nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Từ đó cho thấu, nhà nước phải thường xuyên theo dõi, giám sát các doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo sản xuất ra các mặt hàng trong nước có chất lượng tốt để tạo niềm tin với người tiêu dùng trong nước.
Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tổ chức việc thực hiện luật kế toán trong cả nước