Thị trường thẻ tại Việt Nam ngày càng sôi động. Điều này phản ánh nhu cầu thực tế của người tiêu dùng Việt trẻ lúc này. Thực tế, thu nhập ngày càng gia tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, người Việt Nam, đặc biệt khối văn phòng, công nhân viên chức và giới trẻ có tiêu chuẩn sống ngày càng cao hơn, và họ khá am hiểu về công nghệ nên cập nhật các xu hướng mới rất nhanh. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ với 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt Nam. Với mục tiêu hướng đến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các tổ chức kinh tế, thực thi hiệu quả của chính sách tiền tệ, minh bạch hóa nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Đề án, đến cuối năm 2020, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 30 triệu thẻ; 95% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng ... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2020 đạt mức 45 triệu; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 90% vào năm 2020. Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cần tuân theo các định hướng sau:
phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong Đề án không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đặt trong mối quan hệ cân
bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ ba, các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới việc
sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm, với lợi thế là dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, kinh tế thị trường phát triển mạnh là các yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường thẻ trong thời gian tới.