Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.6. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.6.1. Quản trị tài sản có

Nếu ta phân loại tài sản có theo khả năng chuyển đổi ra tiền mặt thì nó sẽ bao gồm:

30

Tài sản có tính lỏng cao: được hiểu là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp. Những loại tài sản này có thể dễ dàng được mua bán trên thị trường thứ cấp hoặc được CP chiết khấu. Bao gồm: Tiền mặt và ngân phiếu, tiền gửi tại các TCTD bao gồm cả Tín phiếu NHNN, Trái phiếu CP hoặc Tín phiếu kho bạc

Cơ cấu của loại tài sản này phụ thuộc vào các yếu tố:

o Quy định dự trữ bắt buộc của NHNN: Công cụ dữ trữ bắt buộc luôn là công cụ quan trọng để NHNN kiểm soát mức cung tiền tệ. Quy định về dữ trữ bắt buộc đã buộc các NHTM phải duy trì một mức dự trữ bằng một tỷ lệ % nhất định, thông thường tính trên vốn huy động ngắn hạn.

o Khả năng tạo ra thu nhập của loại tài sản có: khả năng sinh lời của các tài sản có có tính lỏng cao sẽ quyết định cơ cấu của nó. Với sự đa dạng hóa của các hình thức đầu tư, các Ngân hàng thương mại có rất nhiều cơ hội lựa chọn danh mục đầu tư cho mình. Rõ ràng cùng với sự biến động lãi suất, các Ngân hàng thương mại luôn có xư hướng duy trì một lượng Trái phiếu CP có khả năng tạo ra nhiều lợi tức nhất.

o Nhu cầu thanh toán của tài khoản Nostro: Nhu cầu thanh toán buộc các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán, chi trả hộ, nhu cầu chi trả đột xuất cũng là lý do phát sinh nhu cầu vay mượn ngắn hạn giữa các ngân hàng. Số dư trên các tài khoản Nostro này là phụ thuộc mức lãi suất tiền gửi và phụ thuộc nhu cầu thanh toán của chính ngân hàng đó. Quản trị thanh khoản loại tài sản có này thể hiện qua các công việc cụ thể sau đây:

Quả lý chủ động danh mục tài sản có lỏng: Quản lý chủ động được hiểu là việc tính toán, cân đối tổng cung cầu thanh toán trong ngày để duy trì

một lượng thanh toán cần thiết. Mặt khác, NHTM cần thành lập phòng nghiệp vụ để theo dõi các diễn biến trên thị trường tiền tệ và mức biến động lãi suất để có thể chủ động thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm mục đích đạt được mức lợi nhuận tiềm năng.

Quản lý tốt các quỹ thanh toán: Quản lý tốt các quỹ thanh toán sẽ giúp NHTM đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Việc duy trì một lượng tiền cần thiết, quản lý và điều chuyển vốn giữa các tài khoản Nostro cũng là yêu cầu quyết định chất lượng dịch vụ khách hàng của chính NHTM đó.

Tài sản có tính lỏng thấp: tài sản có tính lỏng thấp được hiểu là những loại tài sản có còn lại trên bảng Tổng kết tài sản. Chúng bao gồm: khoản tài trợ tín dụng, các khoản đầu tư và mua sắm TSCĐ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chúng ta thấy rằng, duy trì một tỷ lệ lớn tài sản có có tính lỏng cao sẽ giúp các NHTM đảm bảo khả năng chi trả, song đi đôi với nó là khả năng thu được lợi nhuận thấp và ngược lại, duy trì một tỷ lệ tài sản có có tính lỏng thấp đi đôi với khả năng cao về lợi nhuận nhưng khả năng chi trả kém. Tăng đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc duy trì một lượng tài sản có hợp lý là giải pháp tốt nhất đối với các NHTM để tăng lợi nhuận.

Rủi ro thanh khoản phát sinh từ loại tài sản này chủ yếu từ việc mất khả năng trả nợ, trả nợ không đúng hạn của khách hàng. Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu không tổ chức và chuẩn bị tốt nguồn vốn khi khách hàng có nhu cầu rút vốn trong hạn mức. Những lý do này khiến cho việc tính toán lượng tiền thanh toán ngày của NHTM bị sai lệch. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng và theo dõi chặc chẽ các hợp đồng tín dụng có hạn mức là biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng quản lý tốt rủi ro thanh khoản.

32

Quản trị tài sản có hay còn gọi là chiến lược tích trữ thanh khoản là phương pháp quản trị thanh khoản truyền thống được các ngân hàng sử dụng, và thường thích hợp với các ngân hàng nhỏ.

Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản có là chiến lược mà NH dùng chính tài sản có hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Chiến lược này kêu gọi NH tích lũy thanh khoản bằng cách nẵm giữ các tài sản thanh khoản chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán.

Một ngân hàng khi có nhu cầu thanh khoản sẽ xuất hiện sử dụng ngân quỹ của mình trước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng, ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, trong đó tiền mặt được coi là tính thanh khoản cao nhất. Nếu các khoản dự trữ hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì NH sử dụng đến các khoản mục khác trong tài sản có như đầu tư tài chính, tài sản cho vay: NH có thể đem bán các tài sản tài chính như chứng khoán ngắn hạn, hoặc dài hạn, hoặc bán các món cho vay dài hạn, ngắn hạn.

Phương pháp này có :

Ưu điểm: nhanh chóng, kịp thời Nhược điểm:

- Chịu chi phí cơ hội lớn vì tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất không hấp dẫn

- Khi đem bán các tài sản tài chính hoặc các món vay, NH phải đối mặt với rủi ro lãi suất

- Bán tài sản để tăng cường thanh khoản sẽ làm hình ảnh của NH thể hiện qua bảng cân đối yếu đi.

1.2.6.2. Quản trị tài sản nợ

° Chiến lược phát triển một cơ sở nguồn vốn vững chắc từ các thị trường bán lẻ:

Vốn huy động từ công chúng bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán. Các vốn huy động này có chi phí tương đối thấp so với các nguồn vốn huy động từ thị trường bán buôn. Nếu xét về mặt thời hạn các nguồn vốn bán lẻ này được xem là nguồn tài chính ngắn hạn vì chúng có thể được rút ra từ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê thực tế thì một tỷ lệ khá lớn loại tiền gửi này đã cung cấp cho NHTM một nguồn quỹ dài hạn.

Chiến lược này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn để phát triển hệ thống chi nhánh, các mạng lưới thanh toán rộng khắp, đồng thời cũng phải duy trì một lượng chi phí cao về nhân lực và chi phí hoạt động. Bên cạnh đó phát triển các kênh phân phối điện tử, cung cấp cho khách hàng dịch vụ e-banking nhanh chóng và tiện lợi. Các Ngân hàng thương mại cũng phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh về lãi suất trong huy động tiền gửi.

° Chiến lược đa dạng hóa các nguồn vốn:

Huy động vốn từ các nguồn khác nhau bao gồm thị trường tiền tệ trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên phải đi kèm với kế hoạch mở rộng khả năng sử dụng vốn, tăng đầu tư và mở rộng lĩnh vực hoạt động

° Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định: Tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

34

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng Sử dụng các công cụ chuyển đổi lãi suất. 1.2.6.3. Quản trị thanh khoản phối hợp

Một phần thanh khoản dự tính sẽ đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ ngân hàng đại lý hoặc từ những người cho vay khác.

Sử dụng biện pháp kết hợp ngân hàng có thể hạn chế bớt các nhược điểm của hai chiến lược trên đồng thời giúp ngân hàng lựa chọn cho mình phương thức tối ưu nhất về chi phí và thời gian vào đúng thời điểm ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản.

1.3. Liên hệ các vụ rủi ro thanh khoản nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam. Bài học thực tế rút ra cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản 1.3.1. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Argentina năm 2001

Năm 2000: Argentina thông báo kế hoạch thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía IMF.

Tháng 11-2001: Những người Argentina hồ nghi đã rút khoảng 1.2triệu USD từ các tài khoản ngân hàng của họ.

Tháng 12-20101: CP can thiệp để ngăn cản các dòng tiền chảy khỏi ngân hàng. Đã ra hạn mức rút tiền là 1000USD/tháng. Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu 10 năm của CP.

Tháng 12-2002: USD/Peso =2.6. Những người Argentina đã rút trên 100 triệu USD/1ngày. CP đã ra hạn mức rút tiền mới là 500USD/tháng.

Tháng 3-2002: Tài sản của ngân hàng được chuyển đổi sang tiền Peso trong khi các khoản tiền gửi bằng USD. Các ngân hàng dự tính sẽ lỗ khoảng từ 10-20 tỷ USD do việc chuyển đổi này. USD/peso =3.75, các NH bắt đâu thiếu tiền mặt.

Tháng 4-2002: Argentina yêu cầu các NH đóng cửa vô thời hạn.

Trong cuộc khủng hoảng này HSBC tiết lộ đã làm mất 1850 triệu USD trong năm 2001, Scotia Bank dự định sẽ rút chi nhánh vì không chịu nổi rủi ro

Nguyên nhân:

Argentina lúc đó đang ở trong cuộc suy thoái kinh tế. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đóng các tài khoản tại các NH Argentina.

Không tin tưởng vào Chính phủ, vào hệ thống NH. Khi niềm tin đã bị giảm sút thì bất kỳ người gửi tiền nào cũng đều lo ngại cho các khoản tiền gửi của mình, họ sợ không thu hồi được nếu ngân hàng phá sản hay bị đóng cửa nên nôn nóng muốn rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng.

Tính lỏng yếu của hệ thống NH.

Sự can thiệp của NHTW khống chế lượng tiền rút ra hàng tháng khiến người gửi tiền càng có cơ sở để lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng và càng muốn rút hơn.

36

Đồng peso mất giá so với đồng đôla đã khiến cho những người gửi tiền bằng đồng Peso bị thiệt và muốn rút các tài khoản tiền gửi bằng peso càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại thêm.

Sự kéo dài việc kiểm soát của Chính phủ Bài học rút ra:

Cuộc khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống các NHTM Argentina cho thấy một kinh nghiệm là rủi ro thanh khoản tại các NHTM vô cùng nhảy cảm với diễn biến trong nền kinh tế, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ mà ngân hàng này đưa ra là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, nhưng quá trình thực hiện lại phản tác dụng và gây mất lòng tin của công chúng và các nhà đầu tư, dẫn đến hiện tượng rút tiền ồ ạt trên toàn bộ quốc gia này. Vì vậy, NHTW Argentina cần tính toán chi tiết, công khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách đã cần sự tính toán chi tiết, quá trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích công khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan. Thêm vào đó NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mô để có những phòng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong quá trình thực hiện.

Áp dụng vào hoàn cảnh tại Việt Nam: Dù ở mức độ nhẹ hơn rất nhiều, sự căng thẳng thanh khoản trên hệ thống các NHTM Việt Nam cũng khiến người ta liên tưởng tới rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng Argentina năm 2001-2002 ở một điểm tương đồng, đó là chính sách vĩ mô và các diễn biến trên nền kinh tế làm tác động mạnh đến tính thanh khoản của các

NHTM. Cụ thể ở Việt Nam năm 2008 là quyết định rút bớt tiền lưu thông của NHNN nhằm mục đích giảm lạm phát nhưng lại diễn ra khá đột ngột khiến các NHTM, đặc biệt là các NH TMCP bị sốc thanh khoản. Chính sách thắt chặt tiền tệ là điều tất yếu sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng tăng trưởng nóng và tăng cung tiền nhưng tình hình có thể đã bớt căng thẳng hơn nếu trước khi thực hiện quyết định rút tiền, NHNN tham khảo ý kiến của các NHTM với quy mô và tiềm lực vốn có khác nhau hoặc giãn cách thời gian thực hiện các biện pháp để NHTM có thời gian tăng cung thanh khoản. NHNN cũng cần xem xét tăng cường sử dụng các công cụ khác như tăng lãi suất tiền gửi để thu tiền về, tránh dồn gánh nặng thanh khoản cho các NHTM khi đang giữ ít tiền mặt khi đưa ra các yêu cầu mua tín phiếu khá đột ngột.

1.3.2. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nothern Rock năm 2007

Tháng 9 năm 2007, cả nước Anh và toàn thế giới choáng váng với sự kiện ngân hàng Nothern Rock đứng bên bờ vực phá sản.

Ngày 12-9-2007, Nothern Rock đã đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ bảng Anh vốn ngắn hạn đề chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Cuộc khủng khoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của NH này do có 150 triệu dolla Mỹ trong các khoản vay thế chấp bằng bất động sản. Lý do khiến Nothern Rock phải vay vốn của NHTW Anh là do Nothern Rock không huy động được vốn trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, quá mức chịu đựng của Nothern và khiến ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay. Nothern buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động. Sau đó Nothern đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủ cũng như

38

ngân hàng Anh để được trợ giúp giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi giữa Nothern và ngân hàng TW Anh cũng như các tổ chức tài chính khác bị giới truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với những cái tít giật gân như : ‘Nothern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng’,’Nothern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan’...Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Nothern rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo đến các chi nhánh của NH này để rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn. Hình ảnh này đã trở thành hình ảnh đáng nhớ nhất 2007, nếu không muốn nói là của cả thập kỷ.

Sáng ngày 15-9: hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh của Nothern để chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỷ bảng Anh đã bị rút ra, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại NH. Trong suốt 2 ngày 14, 15-9 đường dây điện thoại và trang web của NH đã quá tải.

Ngày 17-9, những người gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến rút tiền mặt dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn ốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền. Theo con số thống kê đã có hơn 2 tỷ bảng Anh bị rút ra kể từ khi Nothern xin vay tiền NHTW Anh. Trong

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w