Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro và đào tạo nhân sự,

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro và đào tạo nhân sự,

đặc biệt quan tâm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên phòng quản trị rủi ro

Hiện tại Ngân hàng đã có bộ phận quản trị rủi ro độc lập là Khối QTRR tại Hội sở chính theo mô hình quản trị rủi ro tập trung với nhiệm vụ báo cáo và tham mưu trực tiếp cho Ban lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng. Tuy nhiên Khối mới chỉ thiết lập 3 phòng ban: Phòng thẩm định rủi ro, phòng quản lý rủi ro tín dụng và phòng quản lý rủi ro hoạt động, thị trường với số

lượng nhân viên còn hạn chế. Do đó cần phải xây dựng 1 mô hình QTRR toàn diện bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường, mỗi phòng ban một nhiệm vụ cụ thể chuyên sâu, sau đó kết hợp phân tích liên hệ giữa các loại rủi ro để đánh giá tổng thể rủi ro và xác định kịp thời các cấp độ rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt. Tại các chi nhánh phải có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản, chịu trách nhiệm trước giám đốc hi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo áo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên cấp cao hơn. Hội nghị về Quản trị rủi ro phải thường xuyên được tổ chức đề báo cáo và rà soát lại tình hình quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống.

Bên cạnh đó công tác quản lý thanh khoản phải chia thành nhiều bộ phận, bởi bản thân nó không còn là yếu tố phụ của việc quản lý rủi ro lãi suất nữa. Công tác quản lý thanh khoản phải tự mình phân chia trách nhiệm trực tiếp và trạng thái. Bao gồm: Đánh giá chuyển nhượng (sàng lọc rủi ro lãi suất chuyển đến bộ phận tương ứng.); Quản lý rủi ro thanh khoản (đánh giá, đưa ra các đề xuất cho ALCO trung tâm và hội đồng quản trị.) và Bộ phận khách hàng ( phân loại khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng.). (Trích dẫn tài liệu tham khảo: ý tưởng. ‘Phân chia công tác quản lý thanh khoản thành nhiều bộ phận’, mục 7,2,3,2, trang 382 trong ‘Quản lý thanh khoản trong ngân hàng - phương pháp tiếp cận từ trên xuống ’, Rudolf Duttweiler, NXB Tổng hợp).

Phát triền nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ NHTM nào. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc

78

phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng. Môt nhà lãnh đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và tương lai. Sự thiếu quan tâm thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động. Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mình. Một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có bản sắc văn hóa riêng của ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên nhiệt tình cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành với ngôi nhà thứ hai của mình.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w