Hoàn thiện nhóm giải pháp về tác nghiệp

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 93 - 102)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Hoàn thiện nhóm giải pháp về tác nghiệp

3.2.3.1. Đảm bảo duy trì Vốn tự có ở mức cần thiết

Rõ ràng khi thành lập, ngân hàng phải đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Ở đây muốn đề cập đến vấn đề: ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng mình. Các chỉ tiêu ‘VTC/ Tổng nguồn vốn huy động’ và ‘VTC/ Tổng tài sản có’ quá cao hay quá thấp đều không hiệu quả và an toàn đối với ngân hàng. NHNN có đặt ra về hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR trước 1-10-2010 là 8% (theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và hiện nay là 9% (theo thông tư 13/2010/TT-NHNN). Tuy nhiên, 1 số chuyên gia tài chính ngân hàng có kiến nghị rằng: hệ số CAR ở mức 8% hoặc 9% áp dụng với các nước OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi hệ số này nên là 12%. Do vậy, mặc dù NHNN không yêu cầu nhưng ngân hàng nên đặt ra mục tiêu >= 12%, hiện tại NH TMCP Đại Dương trong 6 tháng đầu năm 2011 đã hoàn

80

thành được chỉ tiêu này, nhưng cần có biện pháp hợp lý để duy trì chỉ tiêu này trong 6 tháng cuối năm cũng như tương lai các năm tiếp theo trong hoạt động của Ngân hàng. Trong trường hợp hệ số này đột nhiên tăng quá cao hoặc quá thấp, Ngân hàng cần phải chú trọng phân tích , đánh giá đầy đủ nhằm đảm bảo một CAR phù hợp với quy mô, đặc điểm và phạm vi hoạt động của Ngân hàng.

3.2.3.2. Sử dụng các hợp đồng huy động lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát

Nguyên nhân chính khiến người gửi tiền lo ngại không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn gây tình trạng căng thẳng thanh khoản NHTM là do sự bất ổn của lạm phát, và kết quả của nó là những điều chỉnh mặt bằng lãi suất từ NHNN. Một trong những sản phẩm có thể làm hạn chế những lo ngại này là các hợp đồng huy động có lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát. Trong khi các hợp đồng huy động truyền thống ấn định mức lãi suất danh nghĩa cố định khiến người gửi tiền có thể chịu thiệt khi lạm phát gia tăng, thì các hợp đồng huy động có lãi suất danh nghĩa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát có thể đảm bảo một mức lãi suất thực dương hợp lý cho người gửi tiền với kỳ hạn dài. Giả sử nếu mức lãi suất thực được thỏa thuận giữa Ngân hàng thương mại và người gửi tiền 3%/năm (tại thời điểm gửi tỷ lệ lạm phát là 6% tương đương với lãi suất tiền gửi của khách hàng là 9%/năm) thì lãi suất danh nghĩa của hợp đồng có thể được ấn định bằng 3% cộng tỷ lệ lạm phát công bố bởi tổng cục thống kê (tại thời điểm tất toán tỷ lệ lạm phát là 7% tương đương với lãi suất tiền gửi của khách hàng nhận được là 10%/năm). Việc thực hiện những hợp đồng này có khả năng bảo vệ lợi ích cho cả hai bên tham gia hợp đồng và góp phần làm giảm rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM.

3.2.3.3. Thực hiện phân bổ vốn từ trên xuống dưới

Để sử dụng vốn có hiệu quả hơn ngân hàng dựa vào rủi ro xác định 4 thành tố của vốn và thứ tự ưu tiên của chúng theo tỷ lệ % số vốn của ngân

hàng được phân bổ cho từng thành tố đó. Ví dụ theo tình hình hiện nay Ngân hàng xác định rủi ro tín dụng, thanh khoản, hoạt động và thị trường là 4 lý do để ngân hàng duy trì vốn với tỷ lệ: tín dụng (50%), thanh khoản(20%), hoạt động (20%) và thị trường (10%). Sau đó nhân tỷ lệ này với số vốn kế hoạch được xác định từ việc phân tích tất cả các yêu cầu về vốn cho ngân hàng.

Phương pháp này tạo ra tính linh hoạt trong quá trình phân bổ vốn dựa trên các đặc điểm riêng có của từng chi nhánh, sản phẩm hay khách hàng. Tuy nhiên khi các thành tố được xác định và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên ngân hàng cần lựa chọn một phương pháp để phân bổ vốn cho từng thành tố. Trong đó đối với rủi ro thanh khoản có thể căn cứ vào các thay đổi trong dòng tiền gây ra bởi sự biến động của lãi suất để phòng ngừa rủi ro đồng thời đi sâu vào đánh giá chủ quan về các nguồn vốn thay thế, các tài sản có thể bán được, những khoản tín dụng có thể chứng khoán hoá, phân tích tiền gửi cốt lõi, khả năng tăng vốn huy động một cách kịp thời bằng công cụ lãi suất, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng gửi tiền và các nguồn vốn khác, mức xếp hạng tín nhiệm bên ngoài.

3.2.3.4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phản ánh một cách sát thực trạng huy động và cho vay

Việc quản lý thanh khoản tập trung ở dữ liệu sổ sách, cơ cấu kỳ hạn. Do đó, cần chuẩn hóa cơ sử dữ liệu phản ánh một cách sát thực trạng huy động và cho vay, luôn cập nhật và tính toán sát sao các chỉ tiêu thanh khoản. Nói theo giới chuyên môn CNTT ta hiểu khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin. Nghĩa là trong dữ liệu lưu trữ, sự dư thừa, mất dữ liệu, mâu thuẫn hay không nhất quán dữ liệu có thể xẩy ra khi cập nhật, bổ sung hay sửa đổi dữ liệu. Dị thường thông tin là nguyên nhân gây cản trở cho việc tìm kiếm, hỏi đáp

82

thông tin. Mục tiêu của chuẩn hoá dữ liệu là triệt tiêu mức cao nhất khả năng xuất hiện các dị thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ. Có như vậy mục tiêu của các hệ cơ sở mới được bảo đảm. Dữ liệu lưu trữ phản ánh thế giới hiện thực khách quan, đầy đủ hơn và sinh động hơn.

Ví dụ: chuẩn hoá thông tin của khác hàng vay vốn: hiện tại CSDL của khách hàng vay vốn theo kỳ hạn, lãi suất, loại tiền...đang nằm ở các bảng khác nhau, thực hiện chuyển hoá chọn key là mã khách hàng về 1 bảng có đầy đủ thông tin, và được backup hàng ngày để lưu trữ lịch sử thay đổi chi tiết từng thông tin của khách hàng đó đảm bảo vừa tăng tốc độ lấy dữ liệu, vừa tránh xuất hiện các dị thường thông tin.

3.2.3.5. Giám sát hàng ngày tình hình ngân quỹ, dự trữ thanh khoản

Để đảm bảo khả năng chi trả mọi thời điểm, Ngân hàng phải giám sát hàng ngày tình hình ngân quỹ, dự trữ thanh khoản.

Dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ bằng tiền mặt và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn, tái chiết khấu, hạn mức tín dụng được cấp bởi TCTD khác..).

Ngân hàng cần định lượng mức độ ngân quỹ, dự trữ thanh khoản dựa trên các yếu tố như uy tín của Ngân hàng trên thị trường, bao gồm cả thị trường liên ngân hàng và thị trường với tổ chức kinh tế, dân cư; chính sách tái cấp vốn, tái chiết khấu của NHNN, chất lượng tín dụng.

3.2.3.6. Thực hiện cơ cấu lại Tài sản nợ và Tài sản có cho phù hợp

Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản. Ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục TSN, TSC cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho

vay trên thị trường, cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Hay nói cách khác công việc này là để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa TSC và TSN, tạo ra phương án quản trị thanh khoản cân bằng. Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro về thanh khoản. Thực tế Ngân hàng cũng có lúc dựa vào vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong khi trên thị trường liên ngân hàng do thị trường tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên lãi suất cho vay là rất cao trên 20%, thậm chí 30% và cá biệt là tới 40%. Cũng có lúc ngân hàng có nguồn vốn khả dụng tương đối như vốn góp của các cổ đông.. chưa sử dụng đến, thay vì cho khách hàng thông thường vay, đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tìm kiếm chênh lệch lãi suất cao hơn. Nhưng cũng phải xét đến trường hợp, vào thời điểm khủng hoảng thanh khoản, khi một ngân hàng nhỏ nào đó chấp nhận vay với lãi suất cao như vậy thì tình hình thanh khoản của họ đến đâu? liệu ngân hàng đó có trả được nợ vay hay không? Như vậy, việc vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thời gian qua với tỷ lệ và mức lãi suất cao như thế là không có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và cho chính bản thân ngân hàng. Do đó ngân hàng cần phân tích, đánh giá và so sánh để đưa ra một tỷ lệ các khoản tín dụng trong tài sản có sinh lời sao cho hợp lý nhất.

3.2.3.7. Thực hiện phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhảy cảm và rủi ro nhiều: như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng

Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm: tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có tính lỏng cao khác. Làm như vậy để duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ

84

động đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

3.2.3.8. Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất

Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ Ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sang chịu phạt lãi sất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

3.2.3.9. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn

Sự không cân đối về kỳ hạn giữa TSN và TSC của NH là lý do quan trọng làm cho các NH gặp khó khăn trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (VD: huy động trung, dài hạn

2 năm nhưng lại cho vay trung, dài hạn 3 năm) cũng làm cho Ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

3.2.3.10. Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị rủi ro Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường. Có như vậy, chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao. Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng. Trên thực tế, dạng rủi ro thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều cách thức khác nhau:

o Thứ nhất: tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập tăng thêm từ tài sản Có sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn, do đó lợi nhuận có thể bị giảm

o Thứ hai: lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của tài sản và nợ đều giảm, nhưng thông thường, tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị ròng. Mặc dù những thay đổi này không tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay đổi trạng thái vốn của ngân hàng

o Thứ ba: một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất không thay đổi như nhau. Tác động của thay đổi lãi suất đến vốn và thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà ngân hàng

86

nắm giữ và thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến loại tài sản và nợ khác ra sao.

Đánh giá và quản lý rủi ro thị trường là một công việc khó khăn, phức tạp. Nhìn chung cấu trúc lại bảng cân đối tài sản, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất là các ý tưởng nên được xem xét, để làm dịu bớt tác động của thay đổi lãi suất không mong đợi theo cách chi phí và thu nhập phát sinh do thay đổi lãi suất sẽ cân bằng với nhau và ảnh hưởng thấp nhất đến trạng thái vốn của ngân hàng. Thanh khoản và rủi ro thị trường là hai khái niệm tách biệt nhau, nhưng chúng có sự đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau. Thường thì nỗ lực quản ly rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹ tổn thất do rủi ro loại

kia gây ra, tất nhiên đôi khi các hoạt động quản lý này có mâu thuẫn với nhau. Bộ

phận quản lý tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng có trách nhiệm giám sát đồng

thời hai loại rủi ro này. Quá trình giám sát nên là chuỗi ra các quyết định kịp thời,

chính xác làm cân bằng giữa nguồn vốn có thể khai thác tài trợ với nhu cầu thanh

khoản, tài sản nhảy cảm lãi suất với khoản nợ nhạy cảm lãi suất, và hai loại tài sản - nợ nêu trên với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

3.2.3.11. Gắn thanh khoản và chính sách kinh doanh trong dự đoán về nhu cầu thanh khoản trong tương lai

Trong quá trình lập kế hoạch của một công ty, các quyết định mang tính chiến lược liên quan đến các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn sẽ được đưa ra. Các yếu tố có thể liên quan đến việc mở rộng hoặc cắt giảm đầu tư, tham gia vào thị trường hoặc phân khúc thị trường mới, hoặc thay đổi các hoạt động kinh doanh tài sản và nợ có liên quan đến tài chính. Các yếu tố này là nguồn lực quan trọng và không nên bỏ qua khi dự đoán về nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

Chính sách kinh doanh tác động mạnh mẽ đến cấu trúc thanh khoản của ngân hàng. Chính sách kinh doanh được xem là một động lực ‘dẫn đầu’:

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 93 - 102)

w