5. Kết cấu của đề tài
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương
Trong giai đoạn khủng hoảng nên kinh tế như hiện nay, NH TMCP Đại Dương cần bắt tay vào thực hiện ngay 1 số các biện pháp, đồng thời thiết lập chiến lược quản trị thanh khoản thông qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận. Công tác quản trị này phải đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Có thể nâng cấp quản trị rủi ro thành quản lý khủng hoảng với những tình huống và giải pháp ma trận được thiết lập sẵn, tránh hiện tượng bị động trong nhận định đánh giá và giật mình đưa ra những giải pháp thiếu phù hợp. Đồng thời tập trung nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng nghừa và xử lý rủi ro. Thanh khoản là cái ngọn, hoạt động của các NHTM là cái gốc. Cái gốc cơ bản ngoài các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến tài sản nợ - tài sản có của Ngân hàng, rủi ro từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng.. .vẫn tập trung ở 4 yếu tố sống còn liên quan đến sự tồn tại phát triển và cạnh tranh hội nhập của bất cứ một NHTM nào, đó là ‘Quy mô tổng tài sản, hiện đại hóa, nguồn nhân lực và quản trị chiến lược theo
98
chuẩn mực quốc tế’. Hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ dừng ở thanh khoản mà có quan hệ mật thiết với tất cả hoạt động của Ngân hàng. Kết luận chương 3
Theo NHNN trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn rủi ro. Thực tế cho thấy, để hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức cao nhất luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị trong ngân hàng.
Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên nếu ngân hàng luôn có lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là bài toán khó và được mọi nhà quản trị ngân hàng quan tâm và nhà quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương cũng không là ngoại lệ.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đạo tạo bậc cao học - Trường Học Viện Ngân Hàng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam đồng thời rút ra từ kinh nghiệm, thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương nơi công tác. Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây:
Thứ nhất: Phân tích nội dung cơ bản về quản trị rui ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản
Thứ hai: Đánh giá thực trạng tính thanh khoản và quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương để từ đó rút ra những thành quả và hạn chế cũng như nguyên nhân
Thứ ba: Từ những nội dung cơ bản và phân tích số liệu thực tế luận văn đã đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương cũng như những kiến nghị với Nhà nước, NHNN và các đơn vị liên quan.
Lịch sử ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng mấy trăm năm. Trong khoảng thời gian ấy chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng nhưng cũng không ít những lần thất bại. Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của người khác: vay của dân cư, các TCTD, NHNN và các đơn vị nước ngoài. Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý thông minh và khéo léo đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các NHTM khác. Cùng với bước thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý thuyết về quản trị thanh khoản đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động. Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công được
100
mang lại từ việc thực thi chiến lược quản trị thanh khoản ở một ngân hàng này cũng đem lại sự thành công tương tự cho một ngân hàng khác. Đó là điều mà những nhà hoạch định chiến lược quản trị nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng của các ngân hàng cần phải quan tâm. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’. Để phát triển hiệu quả nền kinh tế, phải phát triển vững chắc thị trường tài chính ngân hàng đáp ứng đủ vốn cho yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên để phát triển bền vững và tiếp tục cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nên kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng cần được coi trọng hơn. Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào vấn đề cấp bách nêu trên. Luận văn được hoành thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên trường Học Viện Ngân Hàng, sự hướng dẫn đầy quyết tâm của TS. Bùi Tín Nghị. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình hình cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót không mong muốn, mong các quý thầy cô trong Hội đồng và TS. Bùi Tín Nghị cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Kim Anh (2011), Quản trị ngân hàng, HVNH, Hà Nội. 2. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.
3. TS. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.
4. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.
5. GS.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB T.kê 6. GS.TS. Tô Ngọc Hưng, TS. Phan Đình Thế (2002), Quản trị và kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống Kê.
7. TS. Ngô Hướng, TS. Phạm Đình Thế (2004), Quản trị ngân hàng, NXB T.kê 8. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 9. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống kê.
10. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Kinh tế tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê
11. Rudolf duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng - phương pháp tiếp cận từ trên xuống, NXB Tổng hợp.
12. Peter S.Rose, IRWIN (1999), Commerical Bank Managemant.