Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng Việt Nam

1.3.3.1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu năm 2003

Vốn là Ngân hàng có uy tín cao, hoạt động lành mạnh nhưng vào đầu tháng 10-2003, một số kẻ xấu tung tin ông Phạm Văn Thiệt, TGĐ ACB lạm dụng công quỹ bỏ trốn và bị bắt. Thậm chí có kẻ còn gọi điện trực tiếp đến nhiều khách hàng của ACB nói rằng Ngân hàng này sắp phá sản.

Trong 2 ngày 12-> 14-10 lượng người kéo đến rút tiền tăng vọt, 2 ngày tiếp theo CBNV của ACB phải làm việc cả ngày đến tận 20h30. Tổng số tiền chi trả trong 2 ngày vượt con số 2000 tỷ VND.

17h30 ngày 14-10, thống đốc Lê Đức Thúy có mặt tại trụ sở ACB, thông báo về tin đồn thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng và đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền.

14- 10: NHNN đã điều về ACB 500tỷ VND và 5.6 triệu USD. Sang 15- 10, NHNN điều tiếp thêm 450 tỷ VND, VCB điều thêm 3.5 triệu USD.

Từ 15-10 số người rút đã giảm, có người đã gửi lại.

16- 10: Mọi giao dịch của ACB trở lại bình thường. ACB thực hiện chiến dịch hoàn lãi cho khách hàng nếu gửi lại và thưởng cho những khách hàng không rút khỏi ACB trong giai đoạn trên. Đồng thời treo giải thưởng 200 triệu VND cho ai cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng tìm ra đối tượng tung tin.

Một số nhận định:

Theo thống kê của ACB, những người rút tiền trong gần một tuần xảy ra sự cố chủ yếu là tư nhân, bởi họ quá nôn nóng mà bị cuốn theo tin đồn thất thiệt. Còn giới doanh nghiệp có khả năng phân tích thông tin tốt đã không vội vàng phản ứng. Những người rút tiền sớm chính là những người thiệt thòi nhất do rút tiền trước hạn nên mất lãi dự tính.

Vụ việc trên đã cho thấy tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kẻ tung tin đồn đã lợi dụng tâm lí để đánh vào lòng tin của công chúng. Công tác PR của ngân hàng còn kém, xử lý thông tin khá chậm. Ngoài ra, dịch vụ tín dụng của ngân hàng chưa gần gũi người dân. Do đó người dân không nắm rõ thực trạng của ngân hàng, dễ bị mất lòng tin.

1.3.3.2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Ninh Bình 2005 (Hiện là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí toàn cầu)

Vì tin đồn thất thiệt NH có liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Chi với khoản vay lên đến 10 triệu USD và bà Nguyễn Thị Huệ, giám đốc NH đã bỏ trốn mà trong mấy ngày tháng 7-2005,nhiều người đã đến rút tiền ra khỏi ngân hàng lên tới hơn 20tỷ VND.

Sự việc trên lại một lần nữa cho thấy thông tin với DN đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, đôi khi chính thông tin mới quyết định sự thành bại mang tính bước ngoặt của doanh nghiệp.

42

Kết luận chương 1

Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, có 5 phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản và 3 biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn phương pháp đo lường và quản trị rủi ro thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương cũng không phải ngoại lệ, trong những năm gần đây đã ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề này. Cụ thể những thành tích đạt được và hạn chế sẽ được trình bày rõ ở Chương 2 của đề tài.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w