Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 84 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

o Mặc dù quy định về quản lý thanh khoản đã được ban hành, nhưng việc triển khai áp dụng nhất là tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức từ cấp lãnh đạo đến nhân viênHội sở chính chưa có quy định cụ thể về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cần đảm bảo đối với các chi nhánh

o Phòng quản lý rủi ro chưa quan tâm đến dự báo một cách chi tiết về các chỉ tiêu tài chính, tình hình nền kinh tế và khả năng thanh khoản của NH trong thời gian tới.

o Chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản được củng cố nhưng chưa thực sự vững chắc, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp. Hoạt động của Ngân hàng vẫn còn chịu tác động mạnh của chu kỳ các sản phẩm. Trên thực tế còn những thời điểm dư thừa thanh khoản toàn hệ thống làm tăng chi phí

vốn do phải tăng tài sản dự trữ hơn mức cần thiết, gây lãng phí vốn. Có những thời điểm lại thiếu hụt, phải huy động với chi phí cao để bù đắp. Thực tế công tác kế hoạch cần đối nguồn vốn - sử dụng vốn còn chưa mạnh, tình trạng dư thừa vốn kéo dài, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh toàn ngành

o Sự phối hợp triển khai thực thiện quản lý thanh khoản còn chưa nhịp nhàng, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của hệ thống. Sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với Hội sở chính, giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn còn chưa nhịp nhàng. Các đơn vị vẫn coi công tác thanh khoản là công việc

của ban Nguồn vốn và Khối quản trị rủi ro, việc cung cấp các thông tin báo cáo

có liên quan còn chậm trễ, thực hiện mang tính chiếu lệ nên thiếu chính xác, ảnh

hưởng đến chất lượng công tác quản lý thanh khoản, đặc biệt không phát huy được hiệu quả của các phương pháp áp dụng quản lý thanh khoản

o Nhân viên tại phòng quản lý rủi ro tuy trình độ đồng đều 100% đại học nhưng đều là những người chưa có kinh nghiệm nhiều, ngay cả đối với Trưởng phòng cũng chỉ mới làm việc tại ngân hàng 3 năm. Do đó, nhiều khi họ chưa thấy hết được các mặt cần xem xét để hỗ trợ cho công việc quản lý rủi ro được tốt hơn cũng như khả năng phân tích, dự báo tình hình thanh khoản chính xác là không cao.

Đây được xem là một nguyên nhân sâu xa nhất mang lại rủi ro trong quản lý ngân hàng. Đặc biệt công tác quản lý thanh khoản mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm

72

nhìn để xác định những khả năng biến động trong các luồng vốn và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì dễ xả ra rủi ro thanh khoản

o Phương pháp áp dụng để quản trị rủi ro thanh khoản chủ yếu là phương pháp truyền thống như phân tích qua bản cân đối tài sản, cung - cầu thanh khoản..trong đó các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản động như phương pháp thang đáo hạn, tiếp cận cấu trúc quỹ..mang lại hiệu quả cao và phù hợp với xu thế biến động của thị trường. Hơn nữa phương pháp truyền thống yêu cầu NH luôn phải duy trì một lượng cụ thể về tài sản thanh khoản tương quan với những khoản nợ tại mỗi thời điểm nhất định đảm bảo ngân hàng có đủ những tài sản dự trữ thứ cấp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Nhưng thực tế cho thấy tuân thủ các yêu cầu về tỷ lệ tài sản thanh khoản không chỉ ra được tình trạng thanh khoản thực tế của ngân hàng. Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc NH nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp cho rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh

o Cơ sở vật chất về CNTT hỗ trợ cho việc chạy chương trình cung cấp dữ liệu tuy được cải tiến nhiều, trình độ nhân viên IT ngày càng được nâng cao nhưng việc đầu tư đó chưa đáp được đủ và kịp thời với xu hướng ngày càng phát triển của NH cũng như của thị trường hiện nay. VD: sever chưa đáp ứng đủ, các phần mềm chưa được cập nhật thường xuyên phiên bản 1110'i...

Kết luận chương 2

Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản đã xác định được thực trạng thanh khoản tại NH TMCP Đại Dương. Với trạng thái thanh khoản hiện nay tại ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của khách hàng nhưng so với các ngân hàng khác vẫn chưa cao. Vì nguồn cung thanh khoản tại NH TMCP Đại Dương vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác tính theo từng địa bàn và tỷ lệ tài trợ tài sản vào tài sản thanh khoản thấp hay chính là chỉ số tiền nóng vẫn còn cao tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng trong tương lai.

Bên cạnh đó với tình hình cung - cầu thanh khoản của Ngân hàng trong các năm từ 2009 đến năm 2011 đã phân tích ở chương 2 ta thấy Ngân hàng đang trong tình trạng thừa thanh khoản. Nhưng bước sang năm 2012 thì tình trạng thanh khoản của Ngân hàng sẽ như thế nào? Các nguồn cung thanh khoản của Ngân hàng có tăng cùng tốc độ với nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng trong thời gian tới hay không? Trong thời gian cuối 2011 gần đây tình hình kinh tế bắt đầu có nhiều xu hướng biến động, liệu có lặp lại tình hình khủng hoảng, lãi suất huy động tăng vọt như năm 2007-2008?

Từ kết quả phân tích tình hình thanh khoản thực tế tại Ngân hàng và dự báo nền kinh tế trong thời gian tới, Ngân hàng muốn đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như phát triển, ngày càng vững mạnh hơn thì trước hết phải quan tâm, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản, cụ thể các giải pháp sẽ được đề cập ở Chương 3 của đề tài.

74

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 84 - 88)

w