Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 103 - 110)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

3.3.1.1. Ngân hàng Nhà Nước độc lập và đủ mạnh

Khi Nhà nước quyết định mô hình cho NHNN là trực thuộc hay không trực thuộc thì vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của NHNN với Chính Phủ. Có như vậy NHNN mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

90

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng như: luật NHNN, luật các TCTD, luật giám sát hoạt động ngân hàng, luật bảo hiểm tiền gửi..nhằm xây dựng hệ thống NHTM lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính Phủ. Muốn vậy cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại ngân hàng để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong luật bảo hiểm tiền gửi cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng, bởi lẽ việc nâng mức tiền gửi được bảo hiểm làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

3.3.2.1. Xây dựng cơ chế tái cấp vốn, tái chiết khấu hợp lý

Mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu phải cao (có biên độ, vd: ± 1%/năm tùy theo từng giai đoạn khác nhau của CSTT là thắt chặt hay nới lỏng) so với mức lãi suất TPCP cùng thời điểm/ mặt bằng huy động lãi suất thị trường chung của ngành

° Khi NHNN ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu ở mức nhất định và có thể cung ứng đầy đủ cho nhu cầu vốn của các NHTM ở mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đó thì NHNN sẽ chủ động xác lập được mặt bằng chung về mức lãi suất của các NHTM trên thị trường. Như vậy, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau nhưng cần sử dụng công cụ lãi suất là công cụ chủ đạo trong việc điều hành CSTT

° Khối lượng tái cấp vốn, tái chiết khấu: phải đảm bảo bơm tiền đáp ứng nhanh và đủ nhu cầu hợp lý của NHTM

o Giám sát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng tài sản của từng NHTM. Tránh tình trạng dòng vốn được tái cấp vốn, tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh mà đi vào tăng trưởng tín dụng nóng hoặc đầu cơ bất động sản, chứng khoán.

3.3.2.2. Quản lý tiền mặt hàng ngày

NHNN phải thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh tài chính hàng ngày của các định chế tài chính. Chẳng hạn như các hoạt động đầu tư và huy động vốn theo các giao dịch, dự báo số lượng tiền mà các định chế tài chính cần có để tài trợ cho ngày hôm sau, số dư các khoản vãng lai của các định chế tài chính tại NHNN. NHNN cũng giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán theo thời gian thực. Từ các thông tin thu thập được, NHNN đánh giá :

o Các định chế tài chính có đảm bảo nguồn tài trợ cần thiết ổn định và tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán một cách trôi chảy hay không o Liệu có những biến động bất thường hay không, kể cả việc tăng lãi suất tài trợ. Nhu cầu tài trợ hàng ngày có vượt quá khả năng tài trợ của định chế hay không, và có gặp phải khó khăn trong quản lý tài sản thế chấp hay không?

NHNN phải nỗ lực phát hiện sớm bất cứ khó khăn nào mà định chế tài chính có thể gặp phải trong việc quản lý thanh khoản và tư vấn cho các định chế tài chính khắc phục khó khăn đó.

3.3.2.3. Xây dựng kế hoạch hành động trong trường hợp khẩn cấp

Môi trường tài trợ của một định chế tài chính nhạy cảm với những biến động lớn, chẳng hạn như sự thay đổi trong khái niệm về rủi ro của những đối tượng cung ứng nguồn tài trợ ( những đối tượng tham gia thị trường,

92

người gửi tiền...) liên quan đến tính lành mạnh hoặc các phương diện khác của định chế tài chính và những thay đổi của chính thị trường. Trong trường hợp này, định chế tài chính phải đáp ứng một cách thích hợp trong các lĩnh vực, kể cả việc quản lý vị thế tài trợ của mình, các phương pháp quản lý rủi ro và đường dây báo cáo nội bộ về vị thế thanh khoản của định chế tài chính theo tình hình thay đổi.

Nếu một định chế tài chính nhận thấy bị tác động trong hoạt động tài trợ của mình hoặc lâm vào tình trạng rủi ro tăng cao do gặp khó khăn phát sinh trong việc huy động vốn trên thị trường và người gửi tiền rút vốn hàng loạt, thì NHNN sẽ phải tăng cường giám sát và thực hiện công tác thanh tra tại chỗ một cách linh hoạt, và sẽ điều tra xem định chế đó có thực hiện các biện pháp phù hợp trong các lĩnh vực sau đây:

Trong lĩnh vực quản trị điều hành nội bộ, định chế đó có nhận biết hay không nhận biết được môi trường tài trợ đang thay đổi và những diễn biến đối với hệ thống kiểm soát tương ứng với điều kiện thắt chặt của thị trường. Cơ chế áp dụng các hạn chế thanh khoản vào trong hoạt động kinh doanh có phát huy hiệu quả hay không? Và trong lĩnh vực kinh doanh, việc quản lý thanh khoản có được áp dụng vào trong các vị thế kiểm soát hay không do điều kiện thắt chặt nguồn tài trợ và có hay không các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn tài trợ bổ sung bằng cách đa dạng hóa các nguồn và phương pháp tài trợ, bằng cách bán tài sản có. Nếu thấy cần thiết phải thực hiện thêm các biện pháp cải tiến do kết quả đánh giá các lĩnh vực nêu trên, NHNN cần phải tư vấn cho định chế tài chính đó nhanh chóng thực hiện các biện pháp có hiệu quả.

Bản chất và quy mô của rủi ro thanh khoản có thể thay đổi một cách đáng kể do kết quả kinh doanh tại các định chế tài chính và những thay đổi trong môi trường bao quanh các định chế tài chính. Do vậy, điều quan trọng là

các định chế tài chính phải nắm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản của mình và điều tiết rủi ro thanh khoản đó một cách hợp lý mà vẫn nhận biết một cách rõ ràng tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro thanh khoản đi kèm với việc ổn định tài chính trong tương lai. NHNN cũng phải đảm bảo rằng từng định chế tài chính phải thực hiện các biện pháp phù hợp và tiến hành cải tiến nếu thấy cần thiết. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ góp phần tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính bằng cách đảm bảo cho hoạt động giao dịch vốn giữa các định chế tài chính diễn ra một cách thông thoáng và suôn sẻ.

3.3.2.4. Sử dụng hiệu quả công cụ trần lãi suất huy động để tạo mức lãi suất thực dương nhằm thu hút tiền gửi của dân cư

Trong thời gian qua, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh các lãi suất chủ chốt như lãi suất thị trường mở và lãi suất tái cấp vốn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là trần lãi suất huy động không hề được điều chỉnh. Hậu quả tất yếu của sự điều chỉnh không đồng bộ giữa các công cụ quản lý tiền tệ này là việc các NHTM đang tung ra một loạt các sản phẩm huy động tiền gửi khác nhau nhằm lách quy định trần lãi suất này. Trần lãi suất tiền gửi hiện nay đang được ấn định ở mức 14%/năm. Thoạt nhìn con số này có vẻ là đủ cao để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Tuy nhiên, con số 14%/năm khi quy đổi chỉ tương đương với trần lãi suất 1.16%/tháng. Kề từ tháng 11 năm ngoái, lạm phát lần lượt là 1,86%; 1,98%; 1,74%; 2,09% và 2,17%. Phép cộng trừ đơn giản (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát) sẽ cho ta các con số lãi suất thực lần lượt là -0,7%; -0,81%; -0,57%; -0,93%; -0,01%. Như vậy lãi suất thực đã âm trong năm tháng liên tiếp. Chừng nào mức lãi suất thực còn âm thì nó sẽ không khuyến khích người gửi tiền tiết kiệm. Thay vào đó, dân chúng sẽ đầu cơ vào những tài sản có khả năng giữ được sức mua trong thời kỳ lạm phát cao như vàng... khiến cho cơn bão giá khó dừng lại.

94

Lãi suất cao có thể khiến việc mở rộng sản xuất trong dài hạn bị dừng lại, tuy nhiên nó cũng đang giúp cho một số doanh nghiệp được lợi khi có khả năng điều chỉnh giá lên tới cả chục phần trăm, mặc dù chi phí vốn vay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá thành.

Công cụ trần lãi suất huy động 14%/năm hay 1,16%/tháng hiện nay không giúp tạo ra được mức lãi suất thực dương, và do đó không làm tăng được các khoản tiền gửi dài hạn để chống lạm phát. Do vậy, nền kinh tế sẽ mắc kẹt ở mức lạm phát cao và lãi suất cao trong thời gian dài. Trong thời kỳ lạm phát cao và nhanh thay đổi, khi hợp đồng tín dụng thường được thực hiện với kỳ hạn ngắn thì mức lãi suất trần theo tháng cần phải được điều chỉnh linh hoạt. Nó cần phải ở mức cao đủ lớn để đảm bảo lãi suất thực dương. Việc làm này mặc dù có thể khiến lãi suất theo tháng tạm thời cao hơn trong một vài tháng đầu, nhưng nó là tiền đề để có thể thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông và từ đó giảm được lạm phát và lãi suất trong những tháng tiếp theo.

.3.3.2.5. Quy định rõ ràng và xử phạt nghiêm minh với các Ngân hàng Thương mại vi phạm yêu cầu về đảm bảo an toàn thanh khoản

NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của NHTM. Nền tài chính của Việt Nam còn non trẻ, sự sụp đổ của bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường tới toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, như hiệu ứng Domino. Tuy nhiên sự hỗ trợ của NHNN có thể làm cho các NHTM có tâm lý ỷ lại, chỉ tập trung vào huy động và sử dụng vốn nhằm thu về lợi nhuận cao. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro thanh khoản rất cần thiết lại bị bê trễ do tâm lý đã có NHNN đứng sau hậu thuẫn. Do vậy NHNN cần hỗ trợ các NHTM nhưng cũng cần có các quy định chặt chẽ cũng như các quy định nghiêm khắc hơn để các NHTM không còn tái diễn tình trạng này.

Sự dựa dẫm của một số NHTM vào NHNN còn thể hiện ở chỗ gần đây có đề xuất là NHNN tăng dự trữ bắt buộc lên rồi dùng số tiền tăng thêm

đó để

cho các ngân hàng có khó khăn về thanh khoản vay lại. Điều này không khác gì

lấy tiền của ngân hàng có quản trị tốt đi giúp cho ngân hàng quản trị kém. Nếu NHNN muốn yêu cầu NHTM vững mạnh cứu ngân hàng yếu kém để đảm bảo an toàn hệ thống thì người cứu phải được thưởng, kẻ được cứu phải bị phạt nặng. Phạt có nhiều cách, ví dụ: NHNN cứu rồi đánh thuế lại thật nặng như một số nước ở châu Âu, hoặc bắt ngân hàng có vấn đề phải bán lại vốn với giá rẻ cho ngân hàng có quản trị tốt, hoặc thay đổi người điều hành..Thiết nghĩ thông điệp thưởng phạt rõ ràng thì NHTM mới không có tư tưởng dựa dấm, ỷ lại vào NHNN và việc quản trị thanh khoản nói riêng và quản trị rủi ro nói chung mới nghiêm túc.

3.3.2.6. Tăng tính liên kết hệ thống giữa các Ngân hàng Thương mại

NHNN cần tạo ra 1 mối liên kết hệ thống ngày càng chặt chẽ giữa các NHTM. Hiện nay, công tác này cỏn lỏng lẻo, yếu kém đã tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền ‘làm giá, tăng lãi suất’ hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.

3.3.2.7. Kiểm soát việc thành lập Ngân hàng Thương mại

NHNN cần xem xét tình hình thị trường tài chính - tiền tệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, tránh việc cấp giấy phép đồng loạt. Để rồi sau 1 thời gian ngắn hoạt động không có hiệu quả, rủi ro thanh khoản kém lại đưa ra phương án ‘tái cơ cấu’ hệ thống ngân hàng: sáp nhập, đào thải ngân hàng yếu kém.

96

Trên các phương tiện thông tin như báo chi, đài... ta đều thấy có ý kiến cho rằng: hiện nay có quá nhiều NHTM hơn mức cần thiết tại Việt Nam. Do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập 3 ngân hàng thương mại lớn ( Vietcombank, BIDV, Viettinbank) thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Vì trên thực tế có nhiều hay không số lượng NHTM không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập ngân hàng mới. Làm sao cho các quy định, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thước đo tương đối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thương mại mới. Việc quy định mức vốn pháp định 3000 tỷ đồng khi thành lập NHTM ( bắt đầu từ năm 2010) là phù hợp, tuy nhiên trong thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời có thể ban hành các quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là sự việc mà báo chí trong nước thời gian qua đề cập khá nhiều và được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát và làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của chính các ngân hàng được thành lập. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn chung.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG (Trang 103 - 110)

w