Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 85)

, DOanh thu thuần

b) Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ nền kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn: sức mua trên thị trường thấp, khả năng hấp thụ vốn thấp, sức ép nợ xấu còn nặng nề... những nhân tố đó đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay. Nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế.). Chính sách này đã giúp cải thiện tình hình vĩ mô nhưng cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động liên tục tăng (nếu như năm 2012 số lượng doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động là 54.000 thì sang năm 2013 con số này lên tới 61.000 và 8 tháng đầu năm 2014 là 44.500 doanh nghiệp), tổng cầu suy yếu cùng với chi phí sản xuất cao khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn của doanh nghiệp kéo theo hàng loạt vấn đề của Ngân hàng như không thể cho vay ra khi mà các khách hàng làm ăn thua lỗ, dòng vốn tắc nghẽn, chất lượng tín dụng giảm, nợ xấu tăng cao...

- Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của nhà nước

năm 2010 đã góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa hoàn chỉnh. Các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau do việc ban hành và quản lý luật pháp của Nhà nước và các bộ ngành liên quan chưa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho các Ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ, theo dõi các văn bản pháp lý. Nội dung của các luật, nghị định, thông tư còn chung chung, chưa cụ thể khiến cho doanh nghiệp, Ngân hàng có thể không hiểu hoặc hiểu sai về các văn bản này, thường xuyên phải đợi hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan ban hành về việc thực hiện các nội dung trên.

- Nguyên nhân từ doanh nghiệp vay vốn

Trong hàng ngàn các Doanh nghiệp có nhu cầu xin vay vốn tại Sở giao dịch Hà Nội, không phải Doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vay vốn chính đáng và nghiêm túc. Thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo tín dụng, khách hàng chủ động che giấu thông tin về Doanh nghiệp mình, cố tình làm giả hồ sơ tài liệu, khuếch đại khả năng tài chính, đưa ra các tài sản đảm bảo không hợp pháp nhằm tạo lòng tin với Ngân hàng để vay được nhiều vốn hơn, gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, một số Doanh nghiệp dù thực sự có nhu cầu vay vốn và đưa ra được kế hoạch kinh doanh khả thi, nhưng khi tiến hành sản xuất kinh doanh lại làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ, hoặc cố tình chây ỳ, không trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ những Doanh nghiệp mới thành lập, trình độ quản lý còn non kém, chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của Ngân hàng cũng là yếu tố làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng. Những Doanh nghiệp này thường vấp phải những hạn chế như khả năng tài chính chưa đủ mạnh, không chứng minh được khả năng trả nợ, Doanh nghiệp đưa ra phương

70

án vay vốn không hiệu quả, trình độ hiểu biết về pháp luật chua vững vàng nên gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ xin vay... Mặc dù Ngân hàng đã cố gắng tạo điều kiện để hỗ trợ những Doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận đuợc vốn vay, nhung do chính bản thân các Doanh nghiệp này chua thực sự nỗ lực khắc phục khó khăn, tìm kiếm các cơ hội phát triển mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chuơng 2 của luận văn đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội. Có thể thấy công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp đã đuợc Sở giao dịch Hà Nội rất chú trọng quan tâm bởi công tác này có liên quan đến rủi ro, lợi ích của cả khách hàng và Ngân hàng. Bên cạnh các kết quả đạt đuợc thì công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội cũng còn những hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Những hạn chế này có thể đuợc cải thiện bởi hệ thống các giải pháp, kiến nghị mà luận văn đã đua ra trong chuơng 3 nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNHTÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC

SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀCÔNG TÁC THẨM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN CÔNG TÁC THẨM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

VID PUBLIC - SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh

Hiện tại, Ngân hàng VID Public đang tiến tới những năm cuối cùng của hạn liên doanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển đổi từ Ngân hàng liên doanh sang Ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng với đó là việc tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch. Theo xu hướng chung của toàn Ngân hàng, Sở giao dịch Hà Nội cũng sẽ tiến hành mở rộng quy mô, phát triển hệ thống các phòng giao dịch tại các địa bàn trọng điểm trong thành phố nhằm duy trì và phát triển thị phần, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của VID Public Bank ngày càng tốt hơn.

Song song với việc mở rộng mạng lưới, Sở giao dịch Hà Nội cũng luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Với tôn chỉ hoạt động “Excellent is our commiment” - Ngân hàng cam kết luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất. Chính vì vậy, mục tiêu hàng đầu của Sở giao dịch vẫn là giữ vững và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, góp ý xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới với tính năng ngày càng cao, thủ tục ngày càng gọn nhẹ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là việc áp dụng các biện pháp tích cực để gia tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của mình so với các ngân hàng khác như: coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư,

72

nguồn vốn trung và dài hạn để tạo thế ổn định, có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng, chú ý xử lý, trích lập dự phòng rủi ro, tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Chi nhánh.

Ngoài ra, mục tiêu của Sở giao dịch trong thời gian sắp tới là từng buớc tạo lập nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nhân lực và mạng luới, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học, tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, rà soát, bổ sung quy chế điều hành ở Sở giao dịch, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, vừa xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên. Không chỉ dừng lại ở đó, Sở giao dịch còn phấn đấu đa dạng hóa đối tuợng khách hàng cũng nhu các sản phẩm tín dụng tiện ích, hiện đại, đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm đem lại sự thuận tiện cho khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh, cố gắng hoàn thành các mục tiêu tăng truởng. Cụ thể, định huớng phát triển của Sở giao dịch Hà Nội trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 là phấn đấu tăng tổng nguồn vốn huy động từ 15 đến 20%/năm, tổng du nợ tăng từ 10 đến 15%/năm, đặc biệt luôn duy trì tỷ lệ nợ nợ quá hạn duới 0.5% tổng du nợ, lợi nhuận tăng 15%/năm...

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và công tác thẩmđịnh định

tín dụng doanh nghiệp tại Ngân Hàng VID Public - Sở Giao Dịch Hà Nội

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM và cũng là hoạt động mang đến nguồn thu chính của các Ngân hàng. Chính vì vậy, tất cả các NHTM đều vô cùng chú trọng đến hoạt động này, Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội cũng không ngoại lệ. Trong những năm tiếp theo Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay với tất cả các đối tuợng đặc biệt với đối tuợng là các doanh nghiệp. Hiện tại, khối khách hàng doanh nghiệp

vay, khối khách hàng này còn mang đến lượng lớn doanh thu từ các hoạt động khác như hoạt động tài khoản, chuyển tiền, bảo lãnh, mở LC... Với tình hình hiện tại, các Ngân hàng gặp khó nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động tín dụng với tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp. Tuy nhiên, với những lợi thế của riêng mình, Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội vẫn đưa ra mục tiêu phát triển dư nợ tín dụng doanh nghiệp từ 10% đến 15% trong thời gian tới.

Song song với phát triển dư nợ tín dụng doanh nghiệp, hoạt động thẩm định tín dụng là yếu tố chủ chốt quyết định chất lượng của một khoản vay. Sở giao dịch sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội sở và các chi nhánh khác để hoàn thiện, bổ sung quy trình thẩm định từ đó đem lại kết quả thẩm định chính xác nhất. Cùng với chất lượng thẩm định được nâng cao thì thời gian thẩm định cũng ngày càng rút ngắn đi, các hồ sơ, thủ tục được đơn giản hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến vay vốn. Và cuối cùng là tỷ lệ nợ xấu - tỷ lệ thể hiện rõ nhất chất lượng của quá trình thẩm định được duy trì với mức hiện tại là 0.5% trên tổng dư nợ và tiến tới giải quyết toàn bộ các khoản nợ xấu này.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍNDỤNG DỤNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC - SỞ GIAODỊCH DỊCH

HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện phương pháp thẩm định tín dụng

Một số phương pháp thẩm định cần được chú ý thực hiện tại Sở giao dịch Hà Nội như sau:

Một phần của tài liệu (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w