, DOanh thu thuần
d) Phương pháp dự báo
3.2.2. Giải pháp về xây dựng quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp
Trên thực tế, Sở giao dịch cần có sự kết hợp cũng như vận dụng linh hoạt các phương pháp trên để đưa ra những nhận định đúng nhất về tình h ình hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng quy trình thẩm định tín dụng doanhnghiệp nghiệp
Từ những chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng VID Public - Sở giao dịch Hà Nội cần xây dựng một hệ thống, quy trình thẩm định mới cụ thể, chi tiết hơn, cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới đồng thời hướng dẫn cụ thể cho các CBTD, phát huy vai trò của các CBTD, cho họ quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước những quyết định khi thẩm định tín dụng các doanh nghiệp.
Ngân hàng cần xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp một cách chi tiết, cụ thể, cập nhật các phương pháp, chỉ tiêu mới phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các hướng dẫn này cần tuân thủ chặt chẽ các thông tư, nghị định của Chính phủ và các cơ quan nhà nước nhưng phải đi sâu chi tiết vào từng bước, từng quá trình cụ thể giúp cho CBTD có thể nhanh chóng nắm bắt và áp dụng vào thực tế thẩm định. Các phương pháp, chỉ tiêu cần thường xuyên được cập nhật để phù hợp với từng
76
loại hình doanh nghiệp cũng như phù hợp với tình hình thị trường trong từng giai đoạn.
Trong việc tiếp cận khách hàng, ngay từ những bước đầu cho đến khi thẩm định và ra quyết định thường chỉ do một CBTD làm, do đó không tránh khỏi những sai sót chủ quan từ phía CBTD. Do đó, để nâng cao tính khách quan thì quá trình thẩm định cần có sự tham gia của ít nhất hai cán bộ, một cán bộ phụ trách thẩm định sơ bộ hồ sơ, sau đó tùy thuộc vào từng hồ sơ sẽ phân chia cho các cán bộ thẩm định khác nhau để tiến hành thẩm định chi tiết. Hoặc việc thẩm định sẽ được thực hiện song song bởi hai CBTD. Việc này sẽ gây tốn kém về cả nhân lực và thời gian song lại mang đến được chất lượng thẩm định tốt hơn.
Phòng tín dụng Sở giao dịch cũng cần phối kết hợp với các bộ phận khác như phòng tín dụng, tái thẩm định và kiểm soát rủi ro của hội sở trong việc thẩm định và phê duyệt tín dụng. Các CBTD nên tham khảo ý kiến của các bộ phận trên trong quá trình tìm hiểu và thẩm định khách hàng, thậm chí CBTD có thể mời cán bộ các phòng trên cùng tham gia thẩm định khách hàng để đảm bảo tính minh bạch, khách quan và từ đó có những đáng giá đúng nhất về doanh nghiệp.
Thực hiện phân công theo hướng chuyên môn hóa đối với các CBTD. Hiện tại, CBTD tại Sở giao dịch Hà Nội đang phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp cho đến việc giải ngân, kiểm tra sau cho vay... vì vậy, Sở giao dịch cần có sự phân chia rõ ràng giữa cán bộ phụ trách mảng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt trong mảng khách hàng doanh nghiệp cần phần công cán bộ tín dụng phụ trách doanh nghiệp tùy theo quy mô, ngành nghề và đặc điểm riêng. Thực hiện tốt việc phân công này có thể tạo ra sự đồng đều về mặt chất lượng cho công tác thẩm định, giảm áp lực cho các CBTD và tạo
điều kiện cho sự phát triển của họ.