Thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

, DOanh thu thuần

c) Thẩm định tài sản đảm bảo

Để đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi khách hàng khi vay vốn phải có đảm bảo nợ vay dưới hình thức thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Những tài sản dùng để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng cần được kiểm tra tuân thủ đúng các quy định của từng ngân hàng như kiểm tra về điều kiện tài sản có thể dùng để thế chấp hay không, có bị cấm lưu thông trên thị trường hay không, tài sản có thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của người thế chấp hay không. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất trong việc thẩm định tài sản đảm bảo chính là giá của tài sản. CBTD cần tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau cũng như áp dụng kinh nghiệm của bản thân để xác định chính xác giá của tài sản, tính thanh khoản của tài sản trong trường hợp bắt buộc phải thanh lý cũng như xu thế biến động của thị trường bất động sản. Từ đó đưa ra các kết quả sát với thực tế nhất để lãnh đạo ngân hàng có quyết định cuối cùng có chấp nhận tài sản thế chấp đó hay không.

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng công tác thẩm định

1.3.2.1. Trước khi cho vay

Đây là giao đoạn thu thập và xử lý thông tin hết sức quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cho vay hay không đối với khách hàng. Trong giai đoạn này chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào:

- Thời gian và chi phí thẩm định:

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của công tác thẩm định. Nếu ngân hàng hoàn thành công tác thẩm định trong thời gian ngắn với chi phí thấp sẽ tạo điều kiên cho doanh nghiệp tranh thủ thời cơ, nhận được nguồn vốn tín dụng một cách nhanh chóng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo được kế hoạch, mục tiêu đặt ra, đồng thời ngân hàng cũng tiết kiệm được chi phí làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu thực hiện công tác thẩm định quá nhanh với chi phí quả thấp sẽ không có đủ thông tin

25

cần thiết, bỏ qua một số bước, nội dung thẩm định từ đó đưa ra quyết định cho vay thiếu chính xác, dễ mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Nếu ngân hàng không đảm bảo thời gian thẩm định, chi phí lớn thì cũng không thể coi là chất lượng tốt, vì việc này có thể làm mất cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời gây tốn kém và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Kỹ thuật thẩm định:

Đây là một chi tiết quan trọng quyết định thời gian và chi phí thẩm định. Kết quả thẩm định chỉ đạt chất lượng cao khi được sử dụng những kỹ thuật thẩm định tiên tiến, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một quy trình thẩm định riêng với một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Quy trình thẩm định được xây dựng chi tiết, khoa học thì chất lượng thẩm định càng được nâng cao, góp phần làm cho quá trình thẩm định của CBTD diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Hơn thế nữa còn tạo cho CBTD tâm lý thoải mái khi làm việc, đẩy nhanh tiến độ thẩm định với độ chính xác cao.

1.3.2.2. Trong khi cho vay

Đây thực chất là giai đoạn tái thẩm định - là giai đoạn giải ngân và kiểm soát quy trình sử dụng vốn của khách hàng. Chất lượng thẩm định trong giai đoạn này được thể hiện qua:

- Số vụ được phát hiện sử dụng vốn sai mục đích:

Chỉ tiêu này thẩm định tính chính xác của kết quả thẩm định doanh nghiệp

trước khi cho vay. Trong giai đoạn này CBTD cần thường xuyên xuống cơ sở để

thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, phát hiện và điều chỉnh những sai phạm của doanh nghiệp. Số vụ sử dụng vốn sai mục đích được phát hiện thể hiện độ chính xác của kết quả phân tích của CBTD. Do đó đây là một

thời gian và chi phí kiểm soát tín dụng là một phần không thể thiếu tác động lên chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp.

1.3.2.3. Sau khi cho vay

- Mức độ chính xác của kết quả thẩm định: kết quả thẩm định phải giúp ngân hàng ra quyết định xem có cho vay hay không, khối lượng và hình thức

cho vay như thế nào với lãi suất là bao nhiêu... Đó là việc ngân hàng có đánh

giá chính xác, toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không.

Công tác thẩm định cũng giúp ngân hàng từ chối các khoản vay không có

hiệu quả, và có thể dự báo được những nguyên nhân có thể xảy ra rủi ro đối

với dự án và biện pháp phòng ngừa rủi ro để hạn chế tới mức thấp nhất các

thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xin gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp đánh giá khả năng trả nợ của doanh

nghiệp, nên trường hợp ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn, giãn nợ, điều

chỉnh kỳ

hạn trả nợ thấp chứng tỏ chất lượng thẩm định của ngân hàng tương đối

tốt do

đó đã loại trừ được những dự án rủi ro cao, không đủ khả năng trả nợ. Như vậy, đứng trên giác độ ngân hàng, chất lượng thẩm định tình hình doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu. Khi đánh giá chất lượng thẩm định đòi hỏi CBTD sử dụng các

27

Môi trường pháp lý hoàn thiện bao gồm tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành và thực thi pháp luật. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng chủ động và dễ dàng hơn trong việc đánh giá doanh nghiệp, so sánh các doanh nghiệp với nhau khi tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường bình đẳng.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w