Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 94)

, DOanh thu thuần

d) Phương pháp dự báo

3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định

Cán bộ làm công tác tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định có cho vay hay không, do đó trình độ của CBTD có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. CBTD có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác.

Ngân hàng cần xây dựng phương án nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng của lực lượng CBTD. Trước tiên trong khâu tuyển dụng cần xây dựng quy trình thi tuyển chi tiết hơn nhằm đánh giá được cán bộ về các mặt như trình độ, đạo đước nghề nghiệp, sức khỏe... từ đó phân loại, sắp xếp vào các vị trí phù hợp với CBTD. Ngoài ra, Ngân hàng cần tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho các cán bộ trẻ, có năng lực, tạo điều kiện cho họ có nhiều cơ hội để tiếp xúc thực tế với khách hàng nhằm tích lũy kinh nghiệm. Để tạo thuận lợi cho CBTD khi đi thẩm định khách hàng, Ngân hàng cần lập ra quỹ thẩm định riêng để giảm bớt khó khăn về chi phí cho các cán bộ thẩm định, đồng thời góp phần đào tạo cán bộ, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, ứng dụng tin học... trong quá trình thẩm định. Để công tác thẩm định đạt được hiện quả cao, Ngân hàng phải tổ chức gặp gỡ khách hàng, thường xuyên xuống cơ quan kiểm tra. Thẩm định không chỉ khống chế ở một số giai đoạn kiểm tra trước mà cả trong và sau cho vay, như vậy quá trình này diễn ra liên tục, gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tế này, Sở giao dịch nên có một quỹ thẩm định riêng.

Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của các CBTD để cho quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay được chính xác hơn và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Sở giao dịch cần mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm, tổ chức các buổi hội thảo để bàn luận các khó

khăn vướng mắc trong thực tiễn hoạt động tín dụng, tổ chức các buổi chi sẻ kinh nghiệm tín dụng... Đặc biệt, Sở giao dịch cần có chương trình đào tạo cho cán bộ tín dụng về các kiến thức kinh tế ngành như: thương mại, xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin, chứng khoán... Đây là các ngành có số lượng khách hàng lớn, phổ biến, vì vậy có được kiến thức chuyên sâu về các ngành này sẽ giúp cho CBTD có thể đánh giá chính xác nhất về tình hình của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các kiến thức về pháp luật cũng vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng, CBTD cần thường xuyên được cập nhật các văn bản mới của NHNN, Chính phủ, Quốc hội để đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật. CBTD cũng cần có kỹ năng để phát hiện các giấy tờ giả mạo, các hoạt động trái với quy định của pháp luật từ đó đảm bảo được sự an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

Việc đào tạo cho CBTD cần được lên kế hoạch, có lộ trình cụ thể, liên tục tránh việc chỉ đào tạo một lần khiến CBTD có thể quên đi các kiến thức đã học. Sở giao dịch cũng cần lựa chọn các cơ sở đào tạo có uy tín, thuê các chuyên gia có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt nhất cho quá trình đào tạo. Việc thuê chuyên gia có thể tốn kém cho Ngân hàng, tuy nhiên kiến thức mà CBTD thu được sẽ là đóng góp rất lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Đạo đức của CBTD cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, Sở giao dịch cần có sự sàng lọc ngay từ khâu tuyển dụng, loại trừ những người có tư cách kém hay có tiểu sử không tốt. Trong quá trình làm việc, Sở giao dịch cũng cần liên tục kiểm tra và tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ.

Bên cạnh đó Sở giao dịch cần có chính sách để thu hút cán bộ giỏi và khuyến khích cán bộ nhân viên cống hiến, sáng tạo... Để làm được như thế, Sở giao dịch cần có chính sách lương thưởng phù hợp với trình độ, năng lực,

82

kinh nghiệm và ý thức lao động của từng cán bộ. Mức lương từng cán bộ cần được giữ bí mật để nâng cao sức cạnh tranh của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w