Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN TRONG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ (Trang 48)

1.3.2.1. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước

Đây là nhân tố đóng vai trò khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý Nhà nước đều có thể gây ra khó khăn tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như hoạt động thẩm định tài chính của doanh nghiệp.

37

1.3.2.2. Lạm phát

Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian do đó nó làm biến đổi tổng mức đầu tư nếu dự án được thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Lạm phát cũng làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng, và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc rất nhiều vào quy luật cung cầu, tâm lý tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế.... Các biến số trong tài chính dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát. Do dó, đánh giá hiệu quả của một dự án nào đó cần phải xác định tính chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố trong chi phí hay doanh thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho hiệu quả thẩm định tài chính được chính xác hơn, chất lượng thẩm định tài chính của ngân hàng sát với thực tế diễn biến của nền kinh tế hơn. Hơn nữa, lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn vay để bù đắp mất mát do lạm phát gây nên. Lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay, và các khoản thanh toán lãi suất cố định...

1.3.2.3. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế phát triển cao, ổn định đồng nghĩa với việc nhu cầu về vốn kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tăng nhanh, năng lực của các doanh nghiệp trong nền kinh tế được cải thiện, hệ thống thông tin có độ tin cậy cao hơn, cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Một môi trường kinh tế phát triển ổn định với cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả sẽ có tác động tới tính công khai về thông tin trong nền kinh tế, với ý nghĩa là mức độ công khai hóa thông tin và độ tin cậy của thông tin được cung cấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ước lượng các chỉ tiêu, định mức của dự án và thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế kém phát triển, các cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện, hoạt động đầu tư chứa nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn thì quá trình phân

tích, đánh giá tài chính dự án, khả năng trả nợ, hiệu quả dự án sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.3.2.4. Tính chất mới lạ, phức tạp của dự án

38

dạng và phức tạp hơn rất nhiều, dẫn tới sự ra đời của nhiều dự án mới lạ, phức tạp. Nhu cầu của các nhà đầu tu không chỉ đơn thuần là những dự án xây dựng nhà máy, dự án bất động sản, dự án đầu tu máy móc thiết bị, dự án điện, thuỷ điện, viễn thông mà mở rộng sang lĩnh vực đầu tu tài chính, ví dụ : các dự án liên quan đến đầu tu góp vốn, mua bán doanh nghiệp. Những dự án với tính chất mới lạ và phức tạp sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc xác định các dòng tiền hợp lý, xác định các chỉ tiêu tài chính của dự án, dẫn đến công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng gặp khó khăn do thiếu kinh nghiệm thẩm định, chua có quy trình, huớng dẫn cụ thể, các quy định, văn bản của Nhà nuớc chua quy định rõ ràng và từ đó có thể dẫn tới kết quả thẩm định dự án và quyết định của ngân hàng đối với việc tài trợ hoặc không tài trợ dự án là chua hợp lý.

1.3.2.5. Các nhân tố xuất phát từ nhà đầu tư

Các thông tin đuợc cung cấp bởi chủ dự án là cơ sở ban đầu để cán bộ thẩm định xem xét đánh giá, nếu thông tin đuợc cung cấp trong hồ sơ không trung thực thì có thể ảnh huởng tới tính chính xác của việc đánh giá tính hiệu quả của dự án và từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm của ngân hàng. Do đó, thông tin mà chủ dự án đua ra, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài chính, dự toán, dòng tiền của dự án phải trung thực, chính xác là yêu cầu không thể thiếu để việc thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng giảm thiểu thời gian và chi phí mà vẫn đạt đuợc hiệu quả tốt.

1.3.2.6. Nhân tố rủi ro

Các dự án thuờng đuợc triển khai và vận hành trong thời gian tuơng đối dài, có tác động đến nhiều mặt của kinh tế, đời sống, xã hội và nguợc lại cũng bị các nhân tố trong xã hội tác động trở lại. Rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào của dự án, ở bất cứ thời điểm nào mà rất khó để đo luờng và xác định chính xác nên nó cũng có tác động tuơng đối lớn đến hiệu quả tài chính của dự án.

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản làm nền tảng để đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Sao Đỏ trong thời gian qua.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ 2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Sao Đỏ

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.(Theo www.agribank.com).

Để giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, giúp hoạt động kinh doanh chất lượng và hiệu quả hơn, ban quản trị Ngân hàng nông nghiệp &PTNT Việt Nam đã chủ trương thực hiện chính sách tách những chi nhánh có nguồn vốn và thị phần lớn, khả năng phát triển mạnh trở thành chi nhánh cấp 1. Là một chi nhánh trưc thuộc Ngân hàng nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương, vốn là một chi nhánh mạnh về nguồn lực tài chính, có những bước phát triển nhanh chóng trên địa bàn hoạt động tiềm năng, ngân hàng nông nghiệp & PTNT Sao Đỏ được chính thức tách ra khỏi NHNo&PTNT Hải Dương để trở thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và PTNT VN từ ngày 01/04/2009. Ngày 30/3/2009, Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 336/QĐ-HĐQT-TCCB “V/v điều chỉnh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chí Linh phụ thuộc chi nhánh

40

NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam”. Kể từ ngày 01/4/2009, NHNo&PTNT Chí Linh là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 0416000065 ngày 29/4/2009. Với tư cách là một chi nhánh trưc thuộc, chi nhánh Sao Đỏ là một đại diện ủy quyền của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với NHNo&PTNT Việt Nam. Về mặt pháp lý, chi nhánh cũng có con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Ngày 05/7/2010, Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-HĐQT-TCCB “V/v thay đổi tên và địa điểm chi nhánh”. Kể từ ngày 20/7/2010, NHNo&PTNT Chí Linh có tên là NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Sao Đỏ ( Agribank Sao Đỏ).

Mạng lưới hoạt động hiện nay của chi nhánh gồm có: 01 hội sở chính, 02 chi nhánh loại 3 và 03 phòng giao dịch với 90 cán bộ nhân viên, Agribank Sao Đỏ phủ khắp điểm giao dịch tới các cụm dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong địa bàn tiếp cận được các tiện ích, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín, hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Agribank chi nhánh Sao Đỏ

Agribank chi nhánh Sao Đỏ là một chi nhánh cấp 1, loại 2 và chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiêm về hoạt động kinh doanh.

Với 90 cán bộ, sau khi thực hiện tổ chức sắp xếp cán bộ theo mô hình hiện đại

hóa (IPCAS), Agribank chi nhánh Sao Đỏ đã có những bước phát triển rõ rệt, không ngừng hoàn thiện về kỷ cương, nề nếp hoạt động, phong cách làm việc...

41

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Agribank Sao Đỏ

(Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự Agribank Sao Đỏ)

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNT Sao Đỏ

2.1.3.1. Thuận lợi

Đối với hoạt động ngân hàng, vấn đề mấu chốt luôn là uy tín. Mọi sự bất tín, bất tin của khách hàng cũng có thể nhanh chóng dẫn đến phản ứng dây truyền, ảnh hưởng thất thoát rất nhiều cho hoạt động kinh doanh. Do vậy, Agribank Sao Đỏ kể từ khi được khai sinh đã có thế mạnh là được thừa hưởng uy tín của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đây là một thuận lợi lớn đối với một chi nhánh non trẻ.

Bên cạnh đó, trước khi tách ra hoạt động độc lập, Agribank Sao Đỏ đã có một thời gian dài là chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương - một chi nhánh tương đối lớn hoạt động kinh doanh hiệu quả của tỉnh nhà. Được kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm quý giá của tiền bối đi trước, chi nhánh đã vận dụng để có thể áp dụng một cách thích hợp với tình hình thực tại của mình.

Địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu là trên địa bàn thị xã Chí Linh - thị xã trẻ đang được chú trọng đầu tư trở thành khu công nghiệp hiện đại, thành khu du

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng chi 216,59 5 4 210,00 4 216,66 4 210,02 Chi trả lãi 152,52 9 132,10 7 127,97 3 117,228 42

lịch sinh thái tầm cỡ của tỉnh Hải Dương. Sự chuyển mình phát triển của địa phương thay đổi hàng ngày với tốc độ chóng mặt. Hơn thế, chi nhánh lại có ưu điểm là vị trí đặt trụ sở kinh doanh tại khu trung tâm, thuận lợi về mặt giao thông, giao dịch...

Trên thị xã Chí Linh hiện tại có 11 ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động, nhưng chỉ có 2 ngân hàng được là chi nhánh cấp 1, đó là Ngân hàng nông nghiệp Sao Đỏ và Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hải Dương. Không xét đến quy mô, trong hoạt động ngân hàng, vị thế của một chi nhánh cấp 1 thuận lợi rất nhiều cho hoạt động kinh doanh ( Tầm phán quyết cao hơn, khả năng tiếp cận với các dự án lớn, dự án có tầm cỡ nhanh chóng, thuận lợi hơn.) so với một ngân hàng loại 3 hay phòng giao dịch.

Do địa bàn nông nghiệp nông thôn trong địa bàn thị xã Chí Linh còn lớn, Ngân hàng nông nghiệp lại hoạt động với mục đích chính là phục vụ cho sự phát triển nông thôn, do vậy, Agribank Sao Đỏ trong thời gian qua luôn dành được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, Agribank Sao Đỏ cũng luôn được sự chỉ đạo giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, nhất là trong những năm vừa qua, khi mà nền kinh tế thị trường luôn có những biến động bất ổn khó lường.

Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên, Ngân hàng nông nghiệp Sao Đỏ kể từ khi thành lập đến nay cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả những khó khăn chung và khó khăn riêng.

2.1.3.2. Khó khăn

Những dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng vẫn còn để lại hậu quả đối với đa số các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong nước, ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, tín dụng tăng trưởng chậm, nợ tiềm ẩn rủi ro nhiều... Là một chi nhánh nhỏ, nguồn lực về tài chính và cả con người còn hạn hẹp mà phải chống chọi lại thực trạng kinh tế như vậy đối với Ngân hàng nông nghiệp Sao Đỏ là một khó khăn cực kỳ lớn.

43

Thứ hai, do địa bàn hoạt động là một thị xã trẻ, nhu cầu đầu tu là rất lớn trong khi nguồn vốn nhàn rỗi thu hút từ dân cu còn hạn chế, địa bàn nông nghiệp nông thôn chiếm phần lớn. Thêm vào đó, với sự có mặt của 11 ngân hàng lớn nhỏ cùng hoạt đông, để cạnh tranh và giữ đuợc thị phần là điều không hề đơn giản. Muốn Ngân hàng phát triển lớn mạnh, tăng nguồn thu, thì hoạt động chính là tăng truởng du nợ. Để làm đuợc điều đó, yếu tố quan trọng không thể thiếu là sự tăng truởng tuơng ứng của nguồn vốn. Do vậy, mục tiêu làm thế nào để có thể thu hút đuợc nguồn vốn là vấn đề luôn đuợc ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Sao Đỏ quan tâm chú trọng hàng đầu.

Do mới đuợc thành lập, chi nhánh có sở vật chất còn nghèo nàn, hạn chế, hạn chế về kinh nghiệm nên chua phát triển đuợc đa dạng các mảng nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động chủ yếu vẫn chỉ là huy động tiết kiệm, các hoạt động thanh toán, cho vay. Các mảng nghiệp vụ phát sinh nhu thanh toán quốc tế, dịch vụ vẫn chua phát triển. Tiếp tục duy trì những hoạt động đơn thuần nhu vậy truớc tiên sẽ khiến ngân hàng nông nghiệp Sao Đỏ mất đi nguồn thu, hậu quả sâu xa hơn là sẽ trở nên lạc hậu, không bắt kịp đuợc với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu của thị truờng, dần mất đi thị phần.

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Sao Đỏ từnăm 2012 đến năm 2015 năm 2012 đến năm 2015

Ket quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng thu 236,80

5 8 227,20 4 241,70 239,963

Thu từ lãi cho vay 211,86 1 199,24 6 199,24 6 201,046 Lợi nhuận 20,21 0 17,20 4 25,040 29,939

Chỉ tiêu Năm

2012 2013Năm Năm 2014 Năm 2015

Nguồn vốn huy động 1,220,04 9 1,647,644 3 1,978,23 9 2,250,93 Nội tệ: 1,091,83 9 9 1,495,35 8 1,818,37 7 2,077,68 Tỷ trọng 89 % 91% 92% 92%

Ngoại tệ Quy đổi VNĐ 128,21

0 152,285 159,855 2 173,25

Tỷ trọng 11

%

9% 8% 8%"

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm Agribank Sao Đỏ)

44

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Agribank Sao Đỏ tăng qua các năm. Năm 2013 lợi nhuận giảm do biên độ chênh lệch lãi suất huy động - cho vay nhỏ do

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN TRONG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w