Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN TRONG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ (Trang 100 - 103)

Cụ thể như sau:

- Thẩm định tổng mức đầu tư và các nguồn vốn của dự án: Ngân hàng cần quan tâm tới tính chính xác, hợp lý của cơ cấu tổng chi phí đầu tư và cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động chứ không nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên hay căn cứ hoàn toàn vào kết quả phê duyệt của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, thời gian hoạt động của các dự án thường khá dài (dự án trung dài hạn) nên ngân hàng cần dự báo, phân tích sự biến động của các nhân tố tác động tới tổng vốn đầu tư như biến động tỷ giá, lạm phát, thay đổi công nghệ,... để có những phương án dự phòng hợp lý. Đặc biệt cần phải quan tâm hơn nữa đến vốn lưu động trong việc xác định tổng mức đầu tư.

- Thẩm định, ước lượng doanh thu, chi phí và các dòng tiền của dự án: ngoài việc quan tâm đến nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ, ngân hàng cần quan tâm đến những yếu tố thường xuyên biến động và có ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí như: tỷ giá (nhất là trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu), lạm phát, biến động liên quan đến mặt hàng thay thế, bổ sung, chiến lược của doanh nghiệp cạnh tranh ...Tuỳ từng dự án, cán bộ thẩm định sẽ xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến doanh, thu, chi phí để từ đó có hướng phân tích, nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, một giải pháp có thể được áp dụng là xây dựng các mô hình kinh tế lượng để dự báo khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên để có sơ sở thực hiện dự báo theo các mô hình này, ngân hàng cần làm tốt công tác thống kê và nghiên cứu thị trường (nghiên cứu quy hoạch phát triển, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm và doanh nghiệp, định vị sản phẩm trên thị trường.).

Khi tính toán các khoản mục chi phí, ngân hàng tham khảo các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá quy định của nhà nước đồng thời tìm hiểu, tham khảo các chỉ tiêu tài chính những năm trước của doanh nghiệp vay vốn cũng như của các dự án

86 tương tự đã và đang hoạt động.

Riêng đối với những dự án lớn, có tính chất phức tạp, việc thẩm định về mặt kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả giá thiết bị) khó khăn hoặc lĩnh vực đầu tư còn mới ở Việt Nam, chưa có cơ sở thông tin tin cậy để so sánh, đánh giá, ngân hàng có thể thuê tư vấn trong và ngoài nước nếu thấy thực sự cần thiết.

- Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: tính khả thi và hiệu quả của dự án cần là yếu tố đầu tiên được ngân hàng xem xét để quyết định việc tài trợ cho dự án. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án phải được thực hiện một cách khách quan, độc lập không phụ thuộc vào việc đánh giá biện pháp đảm bảo tiền vay.

Hiện nay, các NHTM không chỉ sử dụng một chỉ tiêu để tính toán hiệu quả tài chính dự án cũng như ra quyết định tài trợ mà kết hợp nhiều chỉ tiêu với nhau nhằm đánh giá một cách toàn diện nhất về dự án và ra quyết định tốt nhất, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến phải xử lý nợ hoặc mất vốn. Tuy nhiên, dù tính toán theo chỉ tiêu nào thì các NHTM cũng cần lưu ý tới giá trị thời gian của tiền, tỷ suất chiết khấu, giá trị thu hồi vốn lưu động ròng và thanh lý tài sản cố định.

Trong phân tích tài chính hàng năm của dự án, ngân hàng có thể sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ với một số chỉ tiêu cơ bản như: hệ số nợ, ROA, ROE, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh... Ngoài ra, ngân hà ng có thể sử dụng phương pháp phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp phân tích tiền mặt. để đánh giá khả năng tài chính của dự án.

- Thẩm định, phân tích rủi ro của dự án: Do thời gian hoạt động và thời gian vay

vốn thường khá dài nên các cơ sở tính toán hiệu quả tài chính có thể thay đổi trong thực

tế. Việc phân tích rủi ro của dự án thực chất là đánh giá hiệu quả dự án trong trạng thái

động, gắn liền với những biến động có thể có của thị trường để từ đó giúp ngân hàng lường trước các rủi ro và có biện pháp phòng tránh thích hợp.

- Thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Đối với các NHTM, thẩm định khả năng trả nợ là một trong những chỉ tiêu có ảnh hưởng đến quyết định có tài trợ hay không vì đây chính là chỉ tiêu đánh giá liệu

87

sau khi ngân hàng tài trợ có thể thu hồi đuợc nợ gốc và lãi vay đầy đủ hay không. về bản chất, khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân dự án. Ngoài ra, nguồn trả nợ của dự án có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau nhung nguồn chính vẫn phải từ dự án:

Khi xem xét đánh giá khả năng trả nợ, cán bộ thẩm định phải chú ý đến một số điểm sau đây:

+ Thực tế cho thấy, doanh nghiệp có xu huớng luôn muốn kéo dài thời gian trả nợ, còn ngân hàng lại muốn rút gọn lại càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên cần tính toán xác định hài hòa, hợp lý đảm bảo lợi ích của hai bên, dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ các nguồn trả nợ làm căn cứ xác định thời hạn trả nợ.

+ Lợi nhuận sau thuế không thể dùng toàn bộ để trả nợ vì nguồn này phải phân bổ theo các quỹ và dùng để tái đầu tu. Đồng thời, nguồn lợi nhuận sau thuế hàng năm cũng cần để dành một phần cho vốn luu động thuờng xuyên - nguồn vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuờng xuyên của doanh nghiệp vì doanh nghiệp không thể tài trợ các hoạt động thuờng xuyên hoàn toàn bằng nguồn vốn vay ngắn hạn và/hoặc nguồn vốn chiếm dụng.

+ Khấu hao tài sản cố định trên thực tế là một trong hai nguồn trả nợ cơ bản của

mỗi dự án. Hiện nay tại chi nhánh, hầu nhu tất cả các dự án đểu sử dụng phuơng pháp

trích khấu hao theo đuờng thẳng để đơn giản và thuận tiện cho việc tính toán. Tuy nhiên, trên thực tế, khi theo dõi tại đơn vị, có thể doanh nghiệp lại sử dụng phuơng pháp khác, mục đích nhằm thay đổi nguồn trả nợ. Ví dụ nhu có thể thay đổi thời gian

trích khấu hao tài sản, thay đổi phuơng pháp trích khấu hao... Do đó, trong quá trình vay vốn, cán bộ quản lý khoản vay cần kiểm tra số sách theo dõi tại doanh nghiệp để có số liệu và cách tính chỉnh xác.

+ Nguồn trả nợ từ nguồn khác: một số doanh nghiệp có nguồn khác rất lớn nhung không muốn trả nợ ngân hàng sớm; do vậy cần phải xem xét và tính toán cả nguồn vốn này vào nguồn trả nợ để có thời gian trả nợ hợp lý và phù hợp với thực tế. Đồng thời, ngân hàng cần có biện pháp kiểm soát dòng tiền của dự án, có các cam kết trong Hợp đồng truớc khi giải ngân để hiệu quả tài trợ dự án đạt đuợc tốt

88

nhất và đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng.

+ Ngoài ra, các dự án thường được hoàn VAT sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư và lập được báo cáo quyết toán. Tiến độ được hoàn VAT của dự án phụ thuộc vào tiến độ hoàn thiện hồ sơ đệ trình cơ quan thuế. Nguồn hoàn VAT cũng có thể được đưa vào nguồn trả nợ tương đối tốt vì 10% VAT được hoàn đối với các dự án đầu tư lớn là một khoản không hề nhỏ. Tại chi nhánh hiện nay, nguồn hoàn thuế VAT chưa được quan tâm và tính vào nguồn trả nợ. Do đó, khi tính toán các dòng tiền và dòng trả nợ của dự án, cán bộ thẩm định nên đưa thêm nguồn hoàn VAT để đánh giá hiệu quả dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án được chính xác hơn.

+ Sau khi tính toán nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần phải xây dựng bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Nợ phải trả hàng năm bao gồm đầy đủ các khoản nợ phải trả đối với ngân hàng cũng như các TCTD khác. Từ bảng kế hoạch đó, ngân hàng sẽ tính được chênh lệch giữa nguồn trả nợ hàng năm và nợ phải trả, nếu chênh lệch âm, ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư giải trình phương án bù đắp, cũng từ đó ngân hàng tính toán xác định số năm trả nợ của dự án.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN TRONG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SAO ĐỎ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w