phục. Khối lượng giải ngân tăng đột biến trong năm 2009 so với năm 2008 do Quỹ đầu tư VF1 thực hiện tái cơ cấu danh mục - tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, chuyển đổi cổ phiếu trong danh mục, đồng thời thực hiện mạnh hoạt động mua bán tìm kiếm chênh lệch giá.
2.3. Hoạt động của các trung gian tài chính vào thị trường chứngkhoán khoán
Việt Nam
2.3.1.Sự tham gia của các trung gian tài chính vào quá trình thành lập công ty chứng khoán
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát triển nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bước đầu được triển khai nghiên cứu và chuẩn bị, trong đó những người đi tiên phong phải kể đến chính là các cơ quan ngân hàng, thể hiện đầu tiên là việc thành lập Ban nghiên cứu thị trường vốn đặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cũng đã chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xúc tiến việc nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về nhân lực và vật lực để có thể tham gia ngay từ đầu khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Thực hiện Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán, ngày 2/11/1999 Ngân hàng nhà nước đã có Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 hướng dẫn về việc thành lập công ty chứng khoán của Ngân hàng thương mại, theo đó Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân
hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân được thành lập công ty chứng khoán trực thuộc, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Hiện nay, các công ty chứng khoán thuộc hệ thống ngân hàng đang giữ vị trí nòng cốt trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường. Các công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua đều đã triển khai nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh và bước đầu thu được những kết quả nhất định.
Sự tham gia của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam vào thành lập công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Nhằm phát huy tối đa mạng lưới chi nhánh sẵn có, cộng với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã có chiến lược thành lập công ty chứng khoán từ rất sớm. Công ty đã triển khai việc đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật song song với tiến trình thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt là công ty chứng khoán đầu tiên được nhận giấy phép hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt có trụ sở chính ở Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện tốt vai trò là tổ chức trung gian, BVSC đã sớm tổ chức thực hiện các điểm giao dịch từ xa như điểm giao dịch tại Hải Phòng và Long An thông qua các công ty thành viên của Bảo Việt để phục vụ cho cổ đông của các công ty niêm yết. BVSC cũng đã thực hiện việc điều tra nghiên cứu để triển khai thêm các điểm giao dịch từ xa tại các địa bàn, khu vực kinh tế lớn và phát triển thành các Đại lý nhận lệnh giao dịch.
2.2.2. Tham gia của các ngân hàng vào dịch vụ lưu ký chứng khoán
Ở Việt Nam, Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán được ban hành kèm theo quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK ngày 27/3/1999 và Quyết định số 43/2000/QĐ-UBCK3 ngày 14/6/2000 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành kèm theo quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3, được xem là cơ sở pháp lý ban đầu cho việc thành lập và phát triển của một loại hình định chế tài chính phụ trợ hết sức mới mẻ mà không kém phần quan trọng vào sự thành công của thị trường là các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán (VSD). Theo đó thành viên lưu ký bao gồm thành viên lưu ký trong nước và thành viên lưu ký nước ngoài, thành viên lưu ký trong nước là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ về lưu ký chứng khoán cho các tổ chức và cá nhân trong nước, thành viên lưu ký nước ngoài là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty chứng khoán liên doanh tham gia cung cấp dịch vụ về lưu ký chứng khoán cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán cho 122 tổ chức tham gia làm thành viên bao gồm: 102 công ty chứng khoán và 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam là HSBC; Deutsche Bank; Standard Chartered Bank, ANZ, Far East National Bank, 13 Ngân hàng Thương Mại Việt Nam và Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước.