Đánh giá vai trò điều tiết cun g cầu của trung gian tài chính trên thị

Một phần của tài liệu 0468 giải pháp nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 68 - 71)

thị

trường chứng khoán Việt Nam

Một trong những vai trò nổi bật nhất của các trung gian tài chính là điều tiết cung cầu trên thị trường chứng khoán. Và nổi bật gần đây là thực trạng cho vay đầu tư chứng khoán. Điều này vừa tạo tính thanh khoản cho thị trường nhưng đồng thời cũng tạo nên những luồng tiền ảo không phản ánh đúng thực tế thị trường.

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính với hoạt động cơ bản nhất đó là nhận tiền gửi và tiến hành cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Và chính hoạt động này có tác động rất lớn đến hoạt động của thị trường chứng khoán, mà cụ thể là giá cả, cung và cầu trên thị trường chứng khoán. Bởi lẽ xét cho cùng, mục đích của bất kỳ nhà đầu tư nào dưới bất kỳ hình thức nào cũng xuất phát từ mục tiêu cuối cùng, đó là mục tiêu lợi nhuận. Việc họ quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào là tùy thuộc vào những nhận định và dự đoán của họ về khả năng sinh lời, đem lại thu nhập, và mức độ rủi ro của nó. Chính vì vậy mà lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng cũng có tác động không nhỏ đến mức cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán và giá cả của những chứng khoán đó.

Khái niệm lãi suất dùng để chỉ mức lãi suất áp dụng cho cả khoản vay và cho vay giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng và các khách hàng của họ trên thị trường. Còn lợi suất cổ phiếu hay trái phiếu, nói chung là lợi suất chứng khoán, là mức lãi suất quy định sẵn trên mỗi trái phiếu hoặc mức lãi dự kiến sẽ nhận được vào lúc chia cổ tức của cổ phiếu. Đồng thời, đối với cổ phiếu đó là kỳ vọng tương lai về giá cổ phiếu tăng.

Quan hệ giữa lãi suất và lợi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đối với giá chứng khoán. Nếu lãi suất cao hơn lợi suất chứng khoán

thì giá chứng khoán sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng giữ ở mức thấp hơn có thể dẫn đến hiện tượng gọi là phi trung gian hàng hóa. Lúc đó mọi người sẽ đổ xô đến rút tiền tiết kiệm và dùng nó để mua chứng khoán. Ngược lại khi lãi suất ngân hàng cao, điều này sẽ khiến cho hoạt động trên thị trường giảm sút vì người ta thích gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán.

Thị giá chứng khoán không phải chỉ căn cứ vào số tiền ghi trên chứng khoán mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tỷ suất lợi tức của chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ có thể hoạt động bình thường nếu lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tỷ suất lợi tức của chứng khoán cạnh tranh được với nhau và hòa nhập với nhau, giữa người mua và người bán chỉ còn việc lựa chọn khả năng rủi ro và quyết định mạo hiểm.

Theo hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam thì cho vay đầu tư chứng khoán đã phát triển dưới nhiều hình thức nghiệp vụ khác nhau như cầm cố chứng khoán, nghiệp vụ repo cổ phiếu, mua khống, bán khống, ủy thác... Đây là các nghiệp vụ sử dụng đòn bẩy tài chính. Để làm được điều này thì các trung gian tài chính như: Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Quỹ, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán đã vào cuộc rất nhiều tạo nên tính thanh khoản tốt cho thị trường.

Hầu như các công ty chứng khoán đều đi vay tiền của ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp, ngoài việc dành khoản tín dụng lớn cho nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cũng dành những khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh. Đa phần các nhà đầu tư cá nhân trong nước (thường là có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán) đều đi vay tiền để đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức như: cầm cố, repo v.v..

Hoạt động tín dụng đầu tư chứng khoán phát triển ở thị trường OTC, thị trường giao dịch tập trung và thị trường đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà

nước cổ phần hóa. Việc sự dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tư và một số công ty chứng khoán, quỹ đầu tư liên tiếp gặt hái được lợi nhuận, nhất là giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn VN-Index có sự phát triển vượt bậc.

Phong trào đi vay tiền để đầu tư chứng khoán đã tác động không nhỏ đến kinh tế vĩ mô. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, bởi vì từ tín dụng dễ dàng trong đầu tư chứng khoán, dẫn tới thị trường chứng khoán phát triển nóng, từ đó hệ thống doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng dễ dàng huy động được vốn dẫn tới nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng đột biến gây ra những rủi ro hệ thống làm cho thị trường chứng khoán bất ổn định, nhiều nhà đầu tư thua lỗ hay hệ thống ngân hàng bị đe dọa bởi nợ xấu tăng.

Sau quý I/2009 kinh tế Việt Nam đã chạm đáy, thị trường chứng khoán xuống mức thấp nhất và bắt đầu hồi phục đi lên thì hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán hoạt động trở lại, tuy nhiên đã có nhiều đặc điểm khác biệt căn bản so với thời kỳ trước đó là: các tổ chức đầu tư chứng khoán trong nước đã không đi vay tiền để đầu tư chứng khoán, hầu như các công ty chứng khoán đã cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng dành 1 tỷ trọng vốn đáng kể đầu tư vào trái phiếu hay dùng tiền mặt để chi tiêu hoạt động hay phục vụ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức, chỉ dành một khoản tiền tự có phục vụ cho công tác đầu tư tự doanh ngắn hạn và dài hạn; các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty chứng khoán đã có kinh nghiệm xương máu nên nhìn chung đều tính toán giá trị tài sản cầm cố, lựa chọn danh mục cổ phiếu hay thời hạn cho vay.

Trong thời gian qua khi thị trường chứng khoán phục hồi đi lên từ mức thấp thì đã có một lượng tín dụng đáng kể đổ vào thị trường chứng khoán, với đỉnh cao dư nợ tín dụng chứng khoán khoảng 10.000-12.000 tỷ đồng. Dư nợ

tín dụng lần này chủ yếu tập trung cho thị trường niêm yết, ít có dòng tín dụng đổ vào thị trường OTC.

Một phần của tài liệu 0468 giải pháp nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w