gian tài chính vào thị trường chứng khoán
Theo như qui định tại các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động chứng khoán thì không phải bất cứ doanh nghiệp nào muốn huy động vốn để đầu tư cũng có thể phát hành chứng khoán và giao dịch trong thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp muốn phát hành các loại chứng khoán ra công chúng và các chứng khoán đó muốn đưa vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán phải hội đủ những tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định và phải được các cấp chuyên môn có thẩm quyền của Nhà nước cho phép. Cụ thể, để đảm bảo cho các hoạt động của thị trường chứng khoán được an toàn lành mạnh và ổn định, căn cứ vào các đối tượng và chủ thể tham gia thị trường chứng khoán chúng ta phải ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, áp dụng đối với các đối tượng là người phát hành, người đầu tư, người kinh doanh và môi giới chứng khoán.
Về phía các chủ thể là người phát hành chứng khoán: Đây là các doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần, Kho bạc Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương. Như vậy để điều chỉnh các đối tượng này đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các văn bản luật liên quan đến Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, pháp luật về quản lý phát hành, kinh doanh, giao dịch trên thị trường chứng khoán, cũng
như các qui chế về quản lý và lưu giữ chứng khoán, các qui định về môi giới chứng khoán v.v..
về phía các đối tượng mua bán, kinh doanh chứng khoán', hành vi đầu
tư của các nhà đầu tư, quan hệ mua bán chứng khoán là quan hệ vật chất, quan hệ tài sản giữa chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Để điều chỉnh đối tượng này cần có Luật đầu tư (cả đầu tư trong nước và ngoài nước), Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật tín thác đầu tư v.v..
Đối với hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán: đây là hành vi của các tổ chức tài chính trung gian, điều chỉnh đối tượng này cần có sự tham gia của các văn bản Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm v.v..
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vẫn còn đang ở tình trạng chắp vá, chồng chéo, sơ hở, tính pháp lý thấp, thiếu sự đồng bộ, thậm chí có những văn bản pháp qui còn chưa chặt chẽ, hiệu lực pháp lý chưa cao, có những trường hợp còn mâu thuẫn nhau giữa các luật. Do đó yêu cầu bức thiết phải có hệ thống luật hoàn chỉnh và thống nhất.