TÁM QUY TẮC VÀNG TRONG VIỆC THIẾT LẬP MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Ebook Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả: Phần 1 (Trang 87 - 89)

LẬP MỤC TIÊU

Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức. Các chương trình và chiến dịch PR phải hỗ trợ các mục tiêu của t chức, nếu không bạn sẽ lãng phí nỗ lực vào những công việc có thể mang tính thú vị nhưng thực chất lại không quan trọng và chỉ mang tính chiến thuật.

Thiết lập mục tiêu trong lĩnh vực PR. Khuynh hướng của những chuyên viên PR là thiết lập những mục tiêu mà chính hoạt động PR không thể nào hoàn thành được. Thật không hợp lý khi cho rằng PR nên tìm cách gia tăng doanh số thêm 20%, bởi vì điều này phụ thuộc vào lực lượng bán hàng. Sẽ hợp lý hơn khi phấn đấu tiếp cận với ít nhất 50% cơ sở bán lẻ để nói cho họ nghe về những dòng sản phẩm mới và mời họ dùng thử. Nếu làm được như thế, doanh số có thể sẽ tự động tăng thêm 20%, tuy nhiên

điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và không thể hứa hẹn trực tiếp như trên được.

Chính xác và cụ thể. Các mục tiêu cần sắc bén. Hình thành sự nhận thức không là chưa đủ. Phải hình thành sự nhận thức về điều gì, cho ai, khi nào và bằng cách nào - tất cả phải được trình bày rõ ràng.

Hãy làm những gì khả thi. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết thiết lập

những mục tiêu khiêm tốn và hoàn thành chúng, thay vì cố gắng vươn đến những mục tiêu xa vời để rồi thất bại. Bất cứ khi nào phù hợp, nên đánh giá những lợi ích có thể thu được từ các ý tưởng, thử nghiệm trước các chương trình hành động. Nếu phần lớn hoạt động của chương trình là liên hệ với tất cả những nhà đầu tư để thông báo cho họ biết về diễn biến cụ thể, bạn phải đảm bảo mình luôn tuân thủ các quy định của Thị trường Chứng khoán.

Định lượng càng nhiều càng tốt. Không phải tất cả các mục tiêu đều có thể định lượng chính xác được, nhưng hầu hết đều có thể. Nếu bạn muốn liên hệ với những nhóm công chúng cụ thể, hãy xác định rõ số lượng nhóm. Định lượng cho các mục tiêu sẽ giúp việc đánh giá dễ dàng hơn rất nhiều.

Làm việc theo khung thời gian. Cần biết rõ khi nào bạn sắp phải hoàn thành công việc, để có thể điều chỉnh tốc độ làm việc hoặc yêu cầu thêm sự hỗ trợ cần thiết.

Tôn trọng phạm vi ngân sách. Hoạt động trong phạm vi ngân sách là điều không cần phải bàn. Thật chẳng hay chút nào khi nghĩ rằng mình thật sáng tạo và không quan tâm đến tiền bạc. Một người hoạch định và quản lý giỏi là người biết chính xác mọi công việc sẽ tốn kém bao nhiêu, và sẽ có chương trình theo dõi ngân sách chặt chẽ.

Tuân thủ danh sách ưu tiên. Những người làm PR luôn luôn có rất nhiều việc để làm, và họ gần như luôn phải mở rộng danh sách hoạt động của mình. Hãy xác định rõ các công việc ưu tiên và triển khai theo đó một cách chặt chẽ. Nếu bạn được giao những việc không được ưu tiên, hãy nhớ thông báo cho cấp trên

biết các hậu quả liên quan. Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn thấy được những nỗ lực chính yếu cần tập trung vào đâu.

Hãy nhớ công thức SMART khi thiết lập mục tiêu: Stretching (Vươn tầm), Measurable (Định lượng được), Achievable (Khả thi - có khả năng đạt được), Realistic (Thực tế - bạn có đủ nguồn lực để thực hiện) và Timebound (Thời hạn).

Sau đây là một số ví dụ về các mục tiêu khả thi:

Doanh nghiệp

Thông báo cho 10 nhà đầu tư hàng đầu về các lý do thu mua công ty trước Đại hội c đông thường niên và giành được sự ủng hộ của họ.

Thương

mại Đảm bảo 50 đại lý hàng đầu tham gia hội nghị đại lý hàng năm Khách

hàng

Gia tăng phạm vi bao phủ của dịch vụ khách hàng thêm 20% trong vòng 18 tháng

Nhân viên

Tối đa hóa sự đồng thuận của chi nhánh về trang phục toàn doanh nghiệp trước tháng 12 (90% là mục tiêu chấp thuận)

Cộng đồng

Tăng gấp đôi số lượng người xin việc là các sinh viên mới ra trường trong vòng 2 năm

Một phần của tài liệu Ebook Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả: Phần 1 (Trang 87 - 89)