Nguyễn Thế Long: Bang giao Đại Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 25 - 31)

Chỉ là Lê Thuận Tông tới, kiêu ngạo như cũ, Sằn nhún nhường mới tới, giảng dụ phải kính lẽ phải, làm sứ phải sợ mà trở về".

Những lời ghi của Tống sử trên đây cho thấy phần nào sự thật là sứ Giao Chỉđi đòi đất với một tư thế đàng hoàng, hậu thuẫn mạnh. Còn câu nói "sứ sợ mà phải trở về" thì không đúng vì cũng theo Tống sử, khi sứ ta tới đòi đất, Lục Sằn tâu về

triều Tống, vua Tống Anh Tông mới lên ngôi, hỏi ý kiến các đình thần. Tể tướng Hàn Kỷ tâu: "Xứ

Giao Châu rừng núi hiểm trở, khí hậu ẩm độc. Nếu có lấy cũng không giữđược. Chỉ nên vỗ về mà thôi. Vua Tống Anh Tông bèn trả lại hai châu (Lôi Hỏa và Ôn Nhuận?) lại cho vua Lý"1.

Nhờ thực lực quân sự đủ mạnh, kết hợp với chính sách ngoại giao khéo léo, linh hoạt nên Lê Thuận Tông đã đòi lại được đất Lôi Hỏa.

______________________

1. Theo Nguyễn Thế Long: Bang giao Đại Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, t. 1, tr. 122-123. hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, t. 1, tr. 122-123.

KIU VĂN NG

Đến nay, sử sách vẫn không rõ quê quán, năm sinh, năm mất của Kiều Văn Ứng. Một số sách lịch

sử như: Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và

tông giáo triều Lý1, Bang giao Đại Việt2 có nhắc

đến tên ông với tư cách là sứ giả, biện sĩ, giữ chức Văn tư sứ, tới dinh tướng nhà Tống là Quách Quỳ để “bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ mà bảo an được tông miếu”.

* * *

Sau khi nghe tin châu Khâm và châu Liêm bị

Lý Thường Kiệt đánh phá, vua Tống Thần Tông sai Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm quân đi xâm lăng Đại Việt.

Đại quân của Quách Quỳ kéo đến bờ sông Như

Nguyệt, cách kinh thành Thăng Long chừng 30 km. ______________________

1. Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt - Lịch sử

ngoại giao và tông giáo triều Lý, Sông Nhị xuất bản, 1950, tr. 293-294.

2. Nguyễn Thế Long: Bang giao Đại Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 62. hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 62.

Phòng tuyến của quân Lý ở phía nam rất vững chắc, ngăn chặn khiến quân Tống không thể qua

được sông. Hơn nữa thủy quân của giặc lại bị

tướng nhà Lý là Lý Kế An đánh và cầm chân ở

Vĩnh An. Khi xuất quân sang đánh Đại Việt, quân Tống có khoảng 10 vạn lính và 20 vạn phu nhưng phần vì giao chiến, phần vì nóng nực, lam chướng đã chết mất quá nửa, lương thực lại thiếu thốn nên số quân lính còn lại đều ốm yếu. Về phía nhà Lý, sau trận tấn công Kháo Túc bị thất bại, hai hoàng tử là Hoằng Chân và Chiêu Văn tử

trận nên vua Lý cũng nghĩđến việc hưu binh. Trước tình hình ấy, Lý Thường Kiệt quyết

định thực thi sách lược: "dùng biện sĩ để bàn hòa,

không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ mà bảo an

được tông miếu". Vì thế, Kiều Văn Ứng, một viên quan có tài biện luận thuyết phục, đã được cử

sang dinh Quách Quỳ ở phía bắc sông Như

Nguyệt đểđàm phán.

Kiều Văn Ứng tới trại của Quách Quỳ, báo cho đám lính canh cửa xin gặp. Tướng Tống nghe nói có sứ thần nước Nam đến đàm phán, liền mặc quân phục nom rất oai vệ, ngồi chễm chệ trên ghế rồi mới sai lính vời Kiều Văn Ứng vào. Tuy đã "đi guốc trong bụng" tướng giặc nhưng Kiều Văn Ứng vẫn tỏ ra điềm đạm, trình bày mục đích tới trại của tướng giặc. Ông thong thả phân tích:

- Ta và ngài đều là quan ăn lộc của triều đình. Chắc ngài đã rõ, thời gian qua hai bên dàn trận

đánh nhau gây bao tổn thất cho dân lành. Không gì tốt hơn là ngưng chiến để dưỡng sức dân, để hai bên đều không bại vong, thế mới là sáng suốt.

Quách Quỳ cao giọng:

- Ta là tướng cầm quân, còn ngài là biện sĩ chỉ

biết uốn mấy tấc lưỡi, đâu phải nói thế là ta phải rút quân. Vừa rồi hai hoàng tử nhà Lý đã tử trận. Ta sẽ cầm quân đánh tiếp để xem Nam Việt còn dám gửi sứ giảđến khua môi múa mép không?

Kiều Văn Ứng mỉm cười:

- Ta dù không giỏi cầm quân như ngài nhưng vẫn rõ một điều khi quân xa hậu phương, đường sá hiểm trở, lương thực không đủ sẽ khiến quân lính bị đói, cộng thêm lam sơn chướng khí ở

phương Nam không thuận lợi, thử hỏi quân Tống sẽ trụ lại được bao lâu hay sẽ bị tiêu hao dần và tiêu diệt?

Quách Quỳ không ngờ Kiều Văn Ứng cứng cỏi và biết rõ hiện trạng quân Tống nên im lặng.

Kiều Văn Ứng nói tiếp:

- Sở dĩ quân Nam vào đất Tống, đánh Ung Châu (Nam Ninh ngày nay) cũng là do người Tống là Từ Bá Tường xúi giục. Nay quân của hai bên đều bị thiệt hại. Chi bằng ngài hãy vì con dân của hai nước mà lui binh, vua Lý sẽ sai sứ sang xin tạ tội về việc đã cho quân lính kéo

Phòng tuyến của quân Lý ở phía nam rất vững chắc, ngăn chặn khiến quân Tống không thể qua

được sông. Hơn nữa thủy quân của giặc lại bị

tướng nhà Lý là Lý Kế An đánh và cầm chân ở

Vĩnh An. Khi xuất quân sang đánh Đại Việt, quân Tống có khoảng 10 vạn lính và 20 vạn phu nhưng phần vì giao chiến, phần vì nóng nực, lam chướng đã chết mất quá nửa, lương thực lại thiếu thốn nên số quân lính còn lại đều ốm yếu. Về phía nhà Lý, sau trận tấn công Kháo Túc bị thất bại, hai hoàng tử là Hoằng Chân và Chiêu Văn tử

trận nên vua Lý cũng nghĩđến việc hưu binh. Trước tình hình ấy, Lý Thường Kiệt quyết

định thực thi sách lược: "dùng biện sĩ để bàn hòa,

không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ mà bảo an

được tông miếu". Vì thế, Kiều Văn Ứng, một viên quan có tài biện luận thuyết phục, đã được cử

sang dinh Quách Quỳ ở phía bắc sông Như

Nguyệt đểđàm phán.

Kiều Văn Ứng tới trại của Quách Quỳ, báo cho đám lính canh cửa xin gặp. Tướng Tống nghe nói có sứ thần nước Nam đến đàm phán, liền mặc quân phục nom rất oai vệ, ngồi chễm chệ trên ghế rồi mới sai lính vời Kiều Văn Ứng vào. Tuy đã "đi guốc trong bụng" tướng giặc nhưng Kiều Văn Ứng vẫn tỏ ra điềm đạm, trình bày mục đích tới trại của tướng giặc. Ông thong thả phân tích:

- Ta và ngài đều là quan ăn lộc của triều đình. Chắc ngài đã rõ, thời gian qua hai bên dàn trận

đánh nhau gây bao tổn thất cho dân lành. Không gì tốt hơn là ngưng chiến để dưỡng sức dân, để hai bên đều không bại vong, thế mới là sáng suốt.

Quách Quỳ cao giọng:

- Ta là tướng cầm quân, còn ngài là biện sĩ chỉ

biết uốn mấy tấc lưỡi, đâu phải nói thế là ta phải rút quân. Vừa rồi hai hoàng tử nhà Lý đã tử trận. Ta sẽ cầm quân đánh tiếp để xem Nam Việt còn dám gửi sứ giảđến khua môi múa mép không?

Kiều Văn Ứng mỉm cười:

- Ta dù không giỏi cầm quân như ngài nhưng vẫn rõ một điều khi quân xa hậu phương, đường sá hiểm trở, lương thực không đủ sẽ khiến quân lính bị đói, cộng thêm lam sơn chướng khí ở

phương Nam không thuận lợi, thử hỏi quân Tống sẽ trụ lại được bao lâu hay sẽ bị tiêu hao dần và tiêu diệt?

Quách Quỳ không ngờ Kiều Văn Ứng cứng cỏi và biết rõ hiện trạng quân Tống nên im lặng.

Kiều Văn Ứng nói tiếp:

- Sở dĩ quân Nam vào đất Tống, đánh Ung Châu (Nam Ninh ngày nay) cũng là do người Tống là Từ Bá Tường xúi giục. Nay quân của hai bên đều bị thiệt hại. Chi bằng ngài hãy vì con dân của hai nước mà lui binh, vua Lý sẽ sai sứ sang xin tạ tội về việc đã cho quân lính kéo

vào châu Khâm và châu Liêm và xin lại cống nạp như trước.

Quách Quỳ suy nghĩ một lát rồi lắc đầu không chịu, vì mấy chục vạn quân đi chinh chiến trong gần hai năm, số người chết quá nửa mà nay lại chấp nhận hòa hoãn thì thất bại là quá rõ. Hơn nữa, hắn cũng sợ bị triều đình trị tội nên lời Kiều Văn Ứng chưa thể thuyết phục hắn. Hắn rõ hơn ai hết, Thăng Long - kinh đô Đại Việt - chỉ cách trước mặt hơn 50 dặm, vậy mà quân Tống phải chịu chết chôn chân bên sông Phú Lương 40 ngày, lâm vào cảnh không tiến được, đóng lại thì hết lương, sẽ

chết dần, mà lui quân thì không được phép.

Trước phản ứng đó của Quách Quỳ, sứ thần Kiều Văn Ứng liền đưa ra lời đề nghị cả hai bên cùng rút quân nhưng Quách Quỳ vẫn thấy chưa

ổn. Kiều Văn Ứng đành phải trở về doanh trại báo cáo với Lý Thường Kiệt việc Quách Quỳ không chịu giảng hòa. Lý Thường Kiệt biết nỗi băn khoăn của Quách Quỳ nên đã chỉ thị cho Kiều Văn Ứng sang chấp nhận điều kiện chỗ nào quân Tống đã chiếm được thì nơi đó tức là đất Tống, mục đích là để Quách Quỳ đỡ mang tiếng thất bại. Trên thực tế, Quách Quỳ không thể đóng quân ở đất nhà Lý mãi để giữ đất được mà phải mau chóng rút quân để bảo toàn mạng sống và lẽ đương nhiên quân của Quách Quỳ rút tức là đất của nhà Lý lại trở về với nhà Lý.

Sau khi nghe Kiều Văn Ứng nói thêm ý này, Quách Quỳđã chấp nhận giảng hòa với nhà Lý và thốt lên:

- Ta không đạp đổ được sào huyệt giặc, bắt

được Lý Càn Đức để bảo mệnh triều đình, đó là bởi Trời. Thôi ta đành liều một thân ta chịu tội với triều đình, để mong cứu hơn 10 vạn nhân mạng.

Quỳ cho người mang biểu của vua Lý về triều Tống, nhận lời của sứ ta và lui quân. Sau khi giảng hòa, Quách Quỳ rút quân về nước, quân Quách Quỳ rút đến đâu, quân Lý tiến theo để thu hồi lại đất đai đã bị chiếm dụng đến đó. Nhưng nhà Tống vẫn còn để quân lính chiếm giữ 5 châu miền núi là Quảng Lang, Tô Mậu, Môn, Tư Lang và Quảng Nguyên. Trong số đó, hai châu Quảng Lang và Quảng Nguyên là quan trọng hơn cả vì Quảng Lang là cổ họng của châu Ung và Quảng Nguyên là nơi sản xuất nhiều vàng bạc. Nhà Tống tổ chức bộ máy cai trị ở những nơi đó, đổi Quảng Nguyên thành châu Thuận An, và nâng Quảng Lang lên hàng huyện.

Nhà Lý sử dụng lực lượng quân sự đánh úp, cuối cùng lấy lại được đất Quảng Lang kề trại Vĩnh Bình. Hai châu Tô Mậu và Môn cạnh đó cũng được giải phóng.

vào châu Khâm và châu Liêm và xin lại cống nạp như trước.

Quách Quỳ suy nghĩ một lát rồi lắc đầu không chịu, vì mấy chục vạn quân đi chinh chiến trong gần hai năm, số người chết quá nửa mà nay lại chấp nhận hòa hoãn thì thất bại là quá rõ. Hơn nữa, hắn cũng sợ bị triều đình trị tội nên lời Kiều Văn Ứng chưa thể thuyết phục hắn. Hắn rõ hơn ai hết, Thăng Long - kinh đô Đại Việt - chỉ cách trước mặt hơn 50 dặm, vậy mà quân Tống phải chịu chết chôn chân bên sông Phú Lương 40 ngày, lâm vào cảnh không tiến được, đóng lại thì hết lương, sẽ

chết dần, mà lui quân thì không được phép.

Trước phản ứng đó của Quách Quỳ, sứ thần Kiều Văn Ứng liền đưa ra lời đề nghị cả hai bên cùng rút quân nhưng Quách Quỳ vẫn thấy chưa

ổn. Kiều Văn Ứng đành phải trở về doanh trại báo cáo với Lý Thường Kiệt việc Quách Quỳ không chịu giảng hòa. Lý Thường Kiệt biết nỗi băn khoăn của Quách Quỳ nên đã chỉ thị cho Kiều Văn Ứng sang chấp nhận điều kiện chỗ nào quân Tống đã chiếm được thì nơi đó tức là đất Tống, mục đích là để Quách Quỳ đỡ mang tiếng thất bại. Trên thực tế, Quách Quỳ không thể đóng quân ở đất nhà Lý mãi để giữ đất được mà phải mau chóng rút quân để bảo toàn mạng sống và lẽ đương nhiên quân của Quách Quỳ rút tức là đất của nhà Lý lại trở về với nhà Lý.

Sau khi nghe Kiều Văn Ứng nói thêm ý này, Quách Quỳđã chấp nhận giảng hòa với nhà Lý và thốt lên:

- Ta không đạp đổ được sào huyệt giặc, bắt

được Lý Càn Đức để bảo mệnh triều đình, đó là bởi Trời. Thôi ta đành liều một thân ta chịu tội với triều đình, để mong cứu hơn 10 vạn nhân mạng.

Quỳ cho người mang biểu của vua Lý về triều Tống, nhận lời của sứ ta và lui quân. Sau khi giảng hòa, Quách Quỳ rút quân về nước, quân Quách Quỳ rút đến đâu, quân Lý tiến theo để thu hồi lại đất đai đã bị chiếm dụng đến đó. Nhưng nhà Tống vẫn còn để quân lính chiếm giữ 5 châu miền núi là Quảng Lang, Tô Mậu, Môn, Tư Lang và Quảng Nguyên. Trong số đó, hai châu Quảng Lang và Quảng Nguyên là quan trọng hơn cả vì Quảng Lang là cổ họng của châu Ung và Quảng Nguyên là nơi sản xuất nhiều vàng bạc. Nhà Tống tổ chức bộ máy cai trị ở những nơi đó, đổi Quảng Nguyên thành châu Thuận An, và nâng Quảng Lang lên hàng huyện.

Nhà Lý sử dụng lực lượng quân sự đánh úp, cuối cùng lấy lại được đất Quảng Lang kề trại Vĩnh Bình. Hai châu Tô Mậu và Môn cạnh đó cũng được giải phóng.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)