PHẠM SƯ MẠNH

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 67 - 71)

Phạm Sư Mạnh tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai người làng Giáp Thạch, huyện Giáp Sơn, nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; không rõ năm sinh, năm mất.

Ông là học trò của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời vua Trần Minh Tông, làm quan trải ba triều đại vua là Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, Tri khu mật viện sự.

Phạm Sư Mạnh từng đi sứ Trung Quốc, biện luận vềđịa giới cột đồng, sau đó ông được cử trông coi việc phòng thủ biên cương.

* * *

Vào năm 1272, đời vua Trần Thánh Tông, nhà Nguyên sai sứ là Ngột Lương Hợp Thai sang nước ta hỏi về mốc giới cột đồng Mã Viện. Vua Trần cử

quan viên ngoại lang là Lê Kính Phu đi hội khám cùng sứ Nguyên, Lê Kính Phu đã trả lời sứ

Nguyên là chỗ dựng cột đồng của Mã Viện nay đã bị lấp dấu, không còn vết tích gì.

Năm 1345, vua Nguyên lại sai sứ là Vương Sĩ

Hành sang hỏi về cột đồng Mã Viện. Vua Trần Dụ

Tông đã phải sai sứ thần là Phạm Sư Mạnh sang nhà Nguyên để biện bạch về việc không còn dấu vết của cột đồng này.

Nhờ tài ngoại giao lanh lẹ và mưu lược trong cách lý giải vấn đề, Phạm Sư Mạnh đã bác bỏ được yêu cầu láo xược của sứ Nguyên.

Chuyện cột đồng Mã Viện đã trở thành một

đề tài trong việc bang giao giữa nước ta và triều

đình phương Bắc. Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 43 sau Công nguyên, Mã Viện đã dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cho dựng cột

đồng để ghi địa giới tận cùng của nhà Hán giáp với Giao Châu.

Theo sách Nhất thống chí của nhà Đại Thanh thì cột đồng do Mã Viện dựng ở động Cổ

Sâm châu Khâm. Mã Viện ghi: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt". Nghĩa là "Nếu cột đồng gãy thì người Giao Chỉ sẽ bị diệt vong". Do đó người Giao Chỉ khi đi qua cột đồng, ai cũng lấy đá lấp vào chỗ chân cột để cho cột khỏi bị gãy. Lâu ngày đá lấp hết cả cột, không ai còn trông thấy cột đồng nữa và chỗđó đã trở thành một núi đá. Từ đó cột đồng đối với người nước ta như một dấu tích của thất bại, của một thời kỳ bị làm nô lệ cho phương Bắc.

PHM SƯ MNH

Phạm Sư Mạnh tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai người làng Giáp Thạch, huyện Giáp Sơn, nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; không rõ năm sinh, năm mất.

Ông là học trò của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời vua Trần Minh Tông, làm quan trải ba triều đại vua là Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển, Tri khu mật viện sự.

Phạm Sư Mạnh từng đi sứ Trung Quốc, biện luận vềđịa giới cột đồng, sau đó ông được cử trông coi việc phòng thủ biên cương.

* * *

Vào năm 1272, đời vua Trần Thánh Tông, nhà Nguyên sai sứ là Ngột Lương Hợp Thai sang nước ta hỏi về mốc giới cột đồng Mã Viện. Vua Trần cử

quan viên ngoại lang là Lê Kính Phu đi hội khám cùng sứ Nguyên, Lê Kính Phu đã trả lời sứ

Nguyên là chỗ dựng cột đồng của Mã Viện nay đã bị lấp dấu, không còn vết tích gì.

Năm 1345, vua Nguyên lại sai sứ là Vương Sĩ

Hành sang hỏi về cột đồng Mã Viện. Vua Trần Dụ

Tông đã phải sai sứ thần là Phạm Sư Mạnh sang nhà Nguyên để biện bạch về việc không còn dấu vết của cột đồng này.

Nhờ tài ngoại giao lanh lẹ và mưu lược trong cách lý giải vấn đề, Phạm Sư Mạnh đã bác bỏ được yêu cầu láo xược của sứ Nguyên.

Chuyện cột đồng Mã Viện đã trở thành một

đề tài trong việc bang giao giữa nước ta và triều

đình phương Bắc. Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 43 sau Công nguyên, Mã Viện đã dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cho dựng cột

đồng để ghi địa giới tận cùng của nhà Hán giáp với Giao Châu.

Theo sách Nhất thống chí của nhà Đại Thanh thì cột đồng do Mã Viện dựng ở động Cổ

Sâm châu Khâm. Mã Viện ghi: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt". Nghĩa là "Nếu cột đồng gãy thì người Giao Chỉ sẽ bị diệt vong". Do đó người Giao Chỉ khi đi qua cột đồng, ai cũng lấy đá lấp vào chỗ chân cột để cho cột khỏi bị gãy. Lâu ngày đá lấp hết cả cột, không ai còn trông thấy cột đồng nữa và chỗ đó đã trở thành một núi đá. Từ đó cột đồng đối với người nước ta như một dấu tích của thất bại, của một thời kỳ bị làm nô lệ cho phương Bắc.

Việc truy hỏi cột đồng của nhà Nguyên có thể

là muốn khẳng định oai quyền của thiên triều với các nước chư hầu xung quanh. Nhận xét về việc này, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết:

"Việc cột đồng là chuyện cũ lâu đời mà nhà Nguyên hai lần đến hỏi, không biết định khu xử

thế nào, có lẽ muốn lấy chỗ ấy để chia định cương giới chăng. Triều đình ta đã mấy lần bác bẻ, không biết đâu mà tra khám, cho nên việc cũng bỏđi".

Khi đi sứ, Phạm Sư Mạnh đã làm một số bài thơ. Thơ của Phạm Sư Mạnh được ghi lại trong

Giáp Sơn thi tập:

Bài thơđề miếu Hạng Vương

Câu chuyện hưng vong nói chẳng cùng,

Tạm đêm chén rượu viếng trùng đồng

Giết hàng bội ước ngàn năm hận

Tranh bá đồ vương một chốc không,

Mây phủ Giang Đông, rầu phụ lão

Trăng soi Cai Hạ khóc anh hùng

Trùm đời nhổ núi kìa bao kẻ,

Cỏ nội hoa ngàn một kiếp chung.

(Tôn Quang Phiệt dịch)

Bài thơ Tiễn Sứ

Hai sứ vềđông muôn dặm xa,

Ân cần tiễn biệt chén quan hà.

Ngựa qua núi Dũ, hoa mai trắng,

Thuyền vượt sông Ngô bóng nhạn mờ.

Ải Bắc giao binh nay thắng trận,

Triều Nam nhân vật giỏi văn thơ. Khi về trình lại điều cơ mật,

Kểđạo Đường, Ngu với đức vua.

Việc truy hỏi cột đồng của nhà Nguyên có thể

là muốn khẳng định oai quyền của thiên triều với các nước chư hầu xung quanh. Nhận xét về việc này, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết:

"Việc cột đồng là chuyện cũ lâu đời mà nhà Nguyên hai lần đến hỏi, không biết định khu xử

thế nào, có lẽ muốn lấy chỗ ấy để chia định cương giới chăng. Triều đình ta đã mấy lần bác bẻ, không biết đâu mà tra khám, cho nên việc cũng bỏđi".

Khi đi sứ, Phạm Sư Mạnh đã làm một số bài thơ. Thơ của Phạm Sư Mạnh được ghi lại trong

Giáp Sơn thi tập:

Bài thơđề miếu Hạng Vương

Câu chuyện hưng vong nói chẳng cùng,

Tạm đêm chén rượu viếng trùng đồng

Giết hàng bội ước ngàn năm hận

Tranh bá đồ vương một chốc không,

Mây phủ Giang Đông, rầu phụ lão

Trăng soi Cai Hạ khóc anh hùng

Trùm đời nhổ núi kìa bao kẻ,

Cỏ nội hoa ngàn một kiếp chung.

(Tôn Quang Phiệt dịch)

Bài thơ Tiễn Sứ

Hai sứ vềđông muôn dặm xa,

Ân cần tiễn biệt chén quan hà.

Ngựa qua núi Dũ, hoa mai trắng,

Thuyền vượt sông Ngô bóng nhạn mờ.

Ải Bắc giao binh nay thắng trận,

Triều Nam nhân vật giỏi văn thơ. Khi về trình lại điều cơ mật,

Kểđạo Đường, Ngu với đức vua.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)