Nói việc đi sứ thay mặt vua của Nguyễn Biểu 2 Ý nói chí trai gánh vác việc đời, lậ p công danh.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 93 - 95)

3. Gác nơi vua sai vẽ những công thần để lưu danh với hậu thế.

Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử, nghĩa là: Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7 (1413).

* * *

Sau khi nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ để xâm chiếm nước ta, con cháu nhà Trần đứng lên khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa của Trần Giản Định, Trần Quý Khoáng trước sau đều thất bại. Năm 1409, Trần Quý Khoáng, con Mẫn Vương Ngạc, cháu Trần Nghệ Tông đã được Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung lập lên làm vua ở

Nghệ An. Quân của Quý Khoáng đánh thắng giặc Minh ở Thanh Hóa rồi kéo quân ra Bắc, nhưng sau đó lại bị thua phải kéo về Nghệ An.

Năm 1413, tướng giặc là Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân đánh vào Nghệ An, Quý Khoáng lại thua, quân chỉ còn độ ba, bốn phần mười, phải rút vào Hóa Châu (thuộc vùng Thừa Thiên Huế

ngày nay). Vua sai Đài quan là Nguyễn Biểu mang phẩm vật đến Nghệ An biếu Trương Phụ và dâng chiếu xin cầu phong.

Trước đấy nhà Minh đã sai giết hai sứ thần của Trần Quý Khoáng là Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân khi đến Yên Kinh cầu phong; hai sứ thần

được cử đi sau là Hồ Ngạn Thần và Bùi Nột Ngôn cũng không thu được kết quả gì. Lúc đó

quân triều đình đang thua trận, chạy mãi vào sâu phía nam nên việc đi sứ dâng biểu xin cầu phong ít thu được kết quả và chắc chắn nguy hiểm đến tính mạng. Phụng mệnh vua, Nguyễn Biểu đã lên đường. Trước khi đi sứ, vua Trùng Quang làm thơ ban cho Nguyễn Biểu:

Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa1,

Trịnh trọng rày nhân dựng khúc ca.

Chiếu phượng mười hàng tơ cặn kẽ,

Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha.

Tang bồng2đã bấm lòng khi trẻ,

Khương quế thêm cay tính tuổi già.

Việc nước một mai công ngõ vẹn,

Gác lân3 danh tiếng rọi lầu xa.

Nguyễn Biểu họa lại bài thơ vua ban:

Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa,

Ngóng tai đồng vọng thuở âu ca.

Đường mây vó ký lần lần trải,

Ải tuyết cờ mao thức thức pha.

Há một cung tên lồng chí trẻ,

Bội mười vàng sắt đúc gan già.

Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối

Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa.

______________________

1. Nói việc đi sứ thay mặt vua của Nguyễn Biểu. 2. Ý nói chí trai gánh vác việc đời, lập công danh. 2. Ý nói chí trai gánh vác việc đời, lập công danh. 3. Gác nơi vua sai vẽ những công thần để lưu danh với hậu thế.

Khi vào thành Nghệ An, đến trước dinh của Trương Phụ, Nguyễn Biểu vái chào mà không quỳ

lạy. Tên Việt gian Phan Liêu được Trương Phụ

phong cho làm Tri phủ Nghệ An thấy thế, hoạnh họe sao không quỳ lạy, Nguyễn Biểu nói:

- Trương Tổng binh là bầy tôi của vua phương Bắc, ta là bầy tôi của vua phương Nam. Cùng là bầy tôi cả, cớ sao ta lại phải quỳ lạy?

Trương Phụ nạt nộ quát mắng Nguyễn Biểu,

đòi vua Trần phải đến nộp mạng, phô trương các binh khí và hàng xâu tai người bị chúng giết hòng làm cho Nguyễn Biểu phải khiếp sợ.

Đến trưa, thết tiệc sứ giả, hắn cho quân lính bê ra một mâm cỗ chỉ có một đĩa đầu người đã luộc chín. Ông đoán đây hẳn là một cái đầu của dân lành

đã bị chúng hành hình, nếu không ăn thì giặc cho là hèn nhát, nếu ăn thì thật là dã man. Nhưng để tỏ rõ khí phách của người Nam đi sứ, ông không hề khiếp sợ, đã cầm đũa moi đôi mắt trong đầu lâu nhắm rượu. Ăn xong, Nguyễn Biểu đã làm thơ:

Ngọc thiệt, trân tu đã đủ mùi1

Gia hào thêm có cỗđầu người.

Nem công, chả phượng còn chưa béo,

Thịt gấu, gan lân cũng kém tươi. Cá lối lộc minh so cũng một,

______________________

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)