MẠC ĐĨNH CH

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 73)

Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, mất năm 1346, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Long Động, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long 12, đời vua Trần Anh Tông. Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Thái học sinh hỏa dũng thư gia, sau được thăng

Đại liêu ban, Tả bộc xạ, làm Nhập nội hành khiển, Tả tư Lang trung. Ông sống thanh đạm, nổi tiếng là vị quan liêm khiết, được vua Trần và nhiều người mến phục.

Năm 1308, sứ nhà Nguyên là Thượng thư An Lỗ Uy sang báo tin vua Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Vua Trần Anh Tông đã cử Mạc Đĩnh Chi đi sứđể đáp lễ năm đó.

Năm 1324, vua Nguyên sai Thượng thư Mã Hợp Mưu sang báo việc lên ngôi và ban cho vua Trần một quyển lịch. Vua Trần Minh Tông lại sai ông đi sứ mừng vua Nguyên.

Do hai lần đi sứ nên những chuyện kể về việc

đi sứ của ông khá nhiều, cho thấy tài năng, sự ứng đối thông minh của ông.

1.

Lần ấy, sứ nhà Nguyên sang nước ta để thăm dò nhân tài. Đang trên đường tới Thăng Long, viên sứđột ngột dừng lại ở trạm Xương Giang. Từ đấy, sứ gửi cho vua Trần một phong thư và cố ý chờ không chịu đi tiếp. Thưđến Thăng Long, vua Anh Tông mở ra xem thì chỉ thấy có một bài thơ

như sau:

"Lưỡng nhật bình đầu nhật Tứ sơn điên đảo sơn

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành giang". Nghĩa là:

Hai mặt trời, mặt trời bằng đầu Bốn trái núi, trái núi điên đảo

Hai ông vua tranh nhau một nước

Bốn cái miệng ở trong khoảng dọc ngang1.

Thật là một bài thơ kỳ quặc, vua Trần xem xong không hiểu gì cả. Vua triệu tập các văn thần, nhưng luận bàn mãi không ai giải đoán ______________________

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)