ĐÀO TÔNG NGUYÊN

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 31 - 35)

Đào Tông Nguyên là sứ thần nhà Lý, không rõ năm sinh, năm mất và quê quán của ông. Các sách sử đều nhắc đến tên ông với vài dòng sơ

lược: ông theo lệnh vua Lý cùng đoàn sứ thần Việt mang năm con voi sang cống vua Tống, đồng thời khéo léo đòi lại đất Quảng Nguyên và Quảng Lang. Kết cục, nhà Tống phải trả đất Quảng Nguyên.

* * *

Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ thần

Đào Tông Nguyên dẫn đầu một đoàn sứ bộ mang theo biểu đòi lại đất Quảng Nguyên và Quảng Lang của vua. Đoàn sứ bộ mang năm con voi sang cống vua Tống.

Biểu của vua Lý viết:

"Thần đã nhận được chiếu chỉ cho phép theo lệ tới cống y như lời tôi thỉnh cầu. Chiếu lại đã sai quan thuộc Ty An phủ định rõ cương giới và dặn thần không được xâm phạm. Thần đã vâng lời chỉ dụ. Nay sai người tới cống phương vật.

Xin triều đình trả lại các đất Quảng Nguyên và Quảng Lang".

Triệu Tiết tâu về triều văn biểu, vua Tống chỉ

dụ: "Đợi sứ thần tới kinh rồi hãy phán xử về

cương giới". Tuy vẫn cho vào kinh nhưng vua tôi

nhà Tống nghi sợ nhà Lý có ý khác, nhân việc đi sứđể tiến đánh, nên tăng cường quân ở khắp nơi như Quế Châu, Ung Châu và Khâm Châu, để

giám sát chặt chẽ các hành vi của sứ bộ. Vua Tống ban lệnh:

"Sứ Giao Châu tới kinh (Biện Kinh). Vì chúng mới cướp nên phải lo đề phòng. Khi còn ở

dọc đường cũng như khi tới kinh, hễ chúng ra vào phải cắt người giám thị. Vậy phải viết thư

cho Ty Kinh lược Quảng Tây và cho các viên hộ

tống phải mau mau báo cáo. Nếu dọc đường có xảy ra việc gì, Ty Kinh lược chưa kịp bẩm thì cho cứ việc thi hành".

Sứ bộ Đào Tông Nguyên rất khó nhọc dẫn đàn voi đến kinh vào ngày mồng 2 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1078), khi đi qua kinh Hồ Bắc, viên chuyển vận sứ ở đó không đủ phu hộ tống nên sứ thần Việt Nam xin phép bỏ tiền ra thuê thêm phu phục dịch cho voi.

Nhưng vua Tống Thần Tông không trả lại hai châu cho nhà Lý, mà đòi vua Lý phải trả trước các tù binh và nhân khẩu đã bị bắt năm trước mới trả

ĐÀO TÔNG NGUYÊN

Đào Tông Nguyên là sứ thần nhà Lý, không rõ năm sinh, năm mất và quê quán của ông. Các sách sử đều nhắc đến tên ông với vài dòng sơ

lược: ông theo lệnh vua Lý cùng đoàn sứ thần Việt mang năm con voi sang cống vua Tống, đồng thời khéo léo đòi lại đất Quảng Nguyên và Quảng Lang. Kết cục, nhà Tống phải trả đất Quảng Nguyên.

* * *

Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ thần

Đào Tông Nguyên dẫn đầu một đoàn sứ bộ mang theo biểu đòi lại đất Quảng Nguyên và Quảng Lang của vua. Đoàn sứ bộ mang năm con voi sang cống vua Tống.

Biểu của vua Lý viết:

"Thần đã nhận được chiếu chỉ cho phép theo lệ tới cống y như lời tôi thỉnh cầu. Chiếu lại đã sai quan thuộc Ty An phủ định rõ cương giới và dặn thần không được xâm phạm. Thần đã vâng lời chỉ dụ. Nay sai người tới cống phương vật.

Xin triều đình trả lại các đất Quảng Nguyên và Quảng Lang".

Triệu Tiết tâu về triều văn biểu, vua Tống chỉ

dụ: "Đợi sứ thần tới kinh rồi hãy phán xử về

cương giới". Tuy vẫn cho vào kinh nhưng vua tôi

nhà Tống nghi sợ nhà Lý có ý khác, nhân việc đi sứ để tiến đánh, nên tăng cường quân ở khắp nơi như Quế Châu, Ung Châu và Khâm Châu, để

giám sát chặt chẽ các hành vi của sứ bộ. Vua Tống ban lệnh:

"Sứ Giao Châu tới kinh (Biện Kinh). Vì chúng mới cướp nên phải lo đề phòng. Khi còn ở

dọc đường cũng như khi tới kinh, hễ chúng ra vào phải cắt người giám thị. Vậy phải viết thư

cho Ty Kinh lược Quảng Tây và cho các viên hộ

tống phải mau mau báo cáo. Nếu dọc đường có xảy ra việc gì, Ty Kinh lược chưa kịp bẩm thì cho cứ việc thi hành".

Sứ bộĐào Tông Nguyên rất khó nhọc dẫn đàn voi đến kinh vào ngày mồng 2 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1078), khi đi qua kinh Hồ Bắc, viên chuyển vận sứ ở đó không đủ phu hộ tống nên sứ thần Việt Nam xin phép bỏ tiền ra thuê thêm phu phục dịch cho voi.

Nhưng vua Tống Thần Tông không trả lại hai châu cho nhà Lý, mà đòi vua Lý phải trả trước các tù binh và nhân khẩu đã bị bắt năm trước mới trả

"Khanh đã được triều đình cho coi cõi Nam Giao, đời đời được ban vương tước. Thế mà khanh đã bội đức, phụ mệnh, tới cướp phá các biên thành, đã bỏ lòng trung thuận của cha ông, làm phiền quân triều đình phải đi chinh phạt.

Đến lúc quan quân vào trong cõi, thế bức bách rồi khanh mới quy hàng. Xét tội thì khanh càng

đáng bị truất chức.

Nay khanh đã sai sứ tới cống dâng, lời rất kính cẩn. Xét rõ tư tình, trẫm thấy khanh đã biết hối.

Trẫm vỗ về vạn quốc không kể xa gần. Nhưng khanh phải trả dân các châu Khâm, Ung mà khanh đã đưa chúng đi xa làng mạc. Đợi khi nào

đưa chúng trở về hết, Trẫm sẽ lập tức lấy các châu Quảng Nguyên ban cho khanh".

Sứ thần Việt Nam thay mặt vua Lý, đệ lời vâng theo điều mà Tống Thần Tông đưa ra, hẹn sẽ trả lại 1.000 quân và dân đã bắt ở ba châu Khâm, Liêm và Ung. Vua Tống lại đặt thêm điều kiện là phải trừng phạt những kẻ cầm đầu gây chiến tranh, ý vua Tống muốn ám chỉ Lý Thường Kiệt nhưng triều Lý không chấp nhận.

Sứ bộ Đào Tông Nguyên sang triều Tống để đòi lại đất lần này đã không đạt được kết quả gì ngoài lời hứa "sẽ trả" của vua Tống. Phía nhà Lý cũng hứa là sẽ trả những người bị bắt.

Quan lại nhà Tống vẫn muốn chiếm giữ lâu dài vùng này trong khi phải lo đối phó với cuộc

xâm lăng ở phía bắc và vùng Ung Châu đang gặp khó khăn, tật dịch hỏa tai, quân lính ốm đau chết mất quá nửa.

Nắm được tình hình ấy, Lý Thường Kiệt đã

đem trả một số ít tù nhân gồm đủ gái, trai, già, trẻ. Việc áp giải tù nhân trao trảđược giao cho sứ

bộ. Sách Việt sử thông giám cương mục đã ghi lại việc trao trả dân Tống như sau:

"Các tù nhân được đưa từ Nghệ An về bằng

đường thủy. Cửa thuyền đều được trát bùn kín. Trong thuyền luôn thắp đèn đuốc để tù nhân không biết ngày đêm thế nào và cũng để không thấy đường sá. Mỗi ngày chỉ cho thuyền đi từ

10 đến 20 dặm rồi dừng lại. Quân lính canh thuyền giả đánh trống cầm canh, ngồi vào trong thuyền nghe canh tưởng chừng đi vài tháng mới tới nơi".

Ngày 13 tháng 10 năm 1078, các tù nhân

được đưa đến Quảng Tây. Ty Kinh lược Quảng Tây tâu với vua Tống là Giao Chỉ đã trả 221 người và đã khắc vào mặt, tay các tù nhân: đàn ông từ 15 tuổi trở lên thì thích vào trán chữ

"thiên tử binh" (quân lính của thiên tử), từ 20 tuổi trở lên thì thích chữ "đầu nam triều" (theo về với Nam triều), phụ nữ thì thích vào tay trái chữ "quan khách".

Vua Tống nói với quan lại trong triều: "Thuận Châu là nơi lam chướng, dẫu được cũng không lợi

"Khanh đã được triều đình cho coi cõi Nam Giao, đời đời được ban vương tước. Thế mà khanh đã bội đức, phụ mệnh, tới cướp phá các biên thành, đã bỏ lòng trung thuận của cha ông, làm phiền quân triều đình phải đi chinh phạt.

Đến lúc quan quân vào trong cõi, thế bức bách rồi khanh mới quy hàng. Xét tội thì khanh càng

đáng bị truất chức.

Nay khanh đã sai sứ tới cống dâng, lời rất kính cẩn. Xét rõ tư tình, trẫm thấy khanh đã biết hối.

Trẫm vỗ về vạn quốc không kể xa gần. Nhưng khanh phải trả dân các châu Khâm, Ung mà khanh đã đưa chúng đi xa làng mạc. Đợi khi nào

đưa chúng trở về hết, Trẫm sẽ lập tức lấy các châu Quảng Nguyên ban cho khanh".

Sứ thần Việt Nam thay mặt vua Lý, đệ lời vâng theo điều mà Tống Thần Tông đưa ra, hẹn sẽ trả lại 1.000 quân và dân đã bắt ở ba châu Khâm, Liêm và Ung. Vua Tống lại đặt thêm điều kiện là phải trừng phạt những kẻ cầm đầu gây chiến tranh, ý vua Tống muốn ám chỉ Lý Thường Kiệt nhưng triều Lý không chấp nhận.

Sứ bộ Đào Tông Nguyên sang triều Tống để đòi lại đất lần này đã không đạt được kết quả gì ngoài lời hứa "sẽ trả" của vua Tống. Phía nhà Lý cũng hứa là sẽ trả những người bị bắt.

Quan lại nhà Tống vẫn muốn chiếm giữ lâu dài vùng này trong khi phải lo đối phó với cuộc

xâm lăng ở phía bắc và vùng Ung Châu đang gặp khó khăn, tật dịch hỏa tai, quân lính ốm đau chết mất quá nửa.

Nắm được tình hình ấy, Lý Thường Kiệt đã

đem trả một số ít tù nhân gồm đủ gái, trai, già, trẻ. Việc áp giải tù nhân trao trả được giao cho sứ

bộ. Sách Việt sử thông giám cương mục đã ghi lại việc trao trả dân Tống như sau:

"Các tù nhân được đưa từ Nghệ An về bằng

đường thủy. Cửa thuyền đều được trát bùn kín. Trong thuyền luôn thắp đèn đuốc để tù nhân không biết ngày đêm thế nào và cũng để không thấy đường sá. Mỗi ngày chỉ cho thuyền đi từ

10 đến 20 dặm rồi dừng lại. Quân lính canh thuyền giả đánh trống cầm canh, ngồi vào trong thuyền nghe canh tưởng chừng đi vài tháng mới tới nơi".

Ngày 13 tháng 10 năm 1078, các tù nhân

được đưa đến Quảng Tây. Ty Kinh lược Quảng Tây tâu với vua Tống là Giao Chỉ đã trả 221 người và đã khắc vào mặt, tay các tù nhân: đàn ông từ 15 tuổi trở lên thì thích vào trán chữ

"thiên tử binh" (quân lính của thiên tử), từ 20 tuổi trở lên thì thích chữ "đầu nam triều" (theo về với Nam triều), phụ nữ thì thích vào tay trái chữ "quan khách".

Vua Tống nói với quan lại trong triều: "Thuận Châu là nơi lam chướng, dẫu được cũng không lợi

ích gì, há nên dồn quân lính vào chỗ chết ư"? Vậy nên, vua Tống đã trả lại đất Quảng Nguyên cho vua Lý.

Về việc vua Tống nhận cống vật của sứ thần nhà Lý và phải trả đất Quảng Nguyên, thời đó bên Trung Quốc lưu hành hai câu thơ phê phán:

Nhân tham Giao Chỉ tượng,

Khước thất Quảng Nguyên kim.

Nghĩa là:

Vì tham voi công của Giao Chỉ

Nên đã bỏ mất vàng Quảng Nguyên.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)