TRẦN THÁNH TÔNG

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 52 - 55)

Trần Thánh Tông tên húy là Trần Hoảng, sinh năm 1240, lên ngôi năm 18 tuổi (1258); là vị vua tài năng, dũng cảm, ba lần tham gia kháng chiến chống quân Nguyên, giành thắng lợi vẻ vang.

Trong đối nội, ông dốc lòng xây dựng đất nước giàu mạnh, đưa ra chủ trương cho các vương hầu thành lập điền trang; chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp về làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang, bãi lầy sú vẹt vùng ven biển, thiết lập chế độ ruộng đất, xây dựng cơ sở vững mạnh cho nhà nước phong kiến.

Ông trọng dụng người tài, tổ chức các khoa thi, chọn được trạng nguyên kinh như Trần Cố; trạng nguyên trại như Bạch Liêu và trạng nguyên Đào Tiêu. Cũng dưới thời ông, bộ Đại Việt sử ký - bộ

quốc sửđầu tiên của nước ta, do Lê Văn Hưu biên soạn đã hoàn thành.

Vềđối ngoại, ông áp dụng chính sách mềm dẻo nhưng kiên quyết, khôn khéo giữ vững tinh thần

độc lập, tự chủ. Nhiều câu chuyện còn lưu truyền

đến nay cho thấy nghệ thuật ứng xử ngoại giao tài tình của ông.

Ông mất năm 1290, sau khi trị vì 21 năm (1258-1279), được sử sách đánh giá cao là vị vua trung hiếu, tôn hiền trọng đạo, làm rạng rỡ cơ

nghiệp nhà Trần.

* * *

Năm 1277, Thượng hoàng Thái Tông mất. Hai năm sau, Thánh Tông lên làm Thái Thượng hoàng và nhường ngôi vua cho Thái tử Khâm, tức Trần Nhân Tông nhưng vẫn tham dự triều chính. Hốt Tất Liệt lấy cớ Thánh Tông nhường ngôi vua mà không "xin mệnh", tự lập nên, liền sai Lễ

bộ Thượng thư Sài Thung cầm đầu sứ bộ sang trách hỏi và đòi Thánh Tông phải sang chầu.

Những lần trước đây, sứ thần hai bên qua lại

đều theo đường Vân Nam. Lần này Hốt Tất Liệt ra lệnh cho bọn Sài Thung đi thẳng từ Giang Lăng (Hồ Bắc) qua Ung Châu (Quảng Tây) vào nước ta. Cuối năm 1278, Sài Thung đến trại Vĩnh Bình (Ung Châu). Vua Trần kháng nghị:

"Nay nghe Quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà

đến lối đó, xin đem quân vềđường cũ mà đi". Thung không chịu còn hách dịch đòi nhà vua phải cử người lên biên giới đón hắn. Vua Trần Thánh Tông hiểu lúc này cần bảo toàn lực lượng nên nhân nhượng cho quan ngự sử đi đón. Tháng 1 năm 1279, Thái úy Trần Quang Khải

phải ra bờ sông Nhịđón Sài Thung về quán sứ ở

Thăng Long.

Nhà vua đặt tiệc nhưng Thung không chịu

đến. Chỉ đến khi Thánh Tông phải đãi yến ở điện Tập Hiền, Thung mới đến dự. Vừa vào điện, hắn

đã lên giọng:

- Chiếu chỉ của hoàng đế trách mắng ngài "trải bao nhiêu năm, lễ ỷ bạc dần" mà tội "dối trá cũng đã rõ ràng". Hóa nên hoàng đế mới nghiêm dạy: "Trước vì cha ngươi già yếu không thể đi xa, còn lượng tình được. Nay ngươi tuổi đang cường sĩ, vào chầu chịu mệnh, chính là phải thời. Huống hồ, bờ cõi nước ngươi tiếp giáp với các châu Ung, Khâm của ta thì sợ gì mà không sang được. Nếu ngươi không yên, cố ý kháng cự mệnh trẫm thì ngươi cứ sửa đắp thành lũy sắm sửa giáp binh, sẵn sàng mà đợi. Ngươi liệu mà ăn ở cho đúng phận tôi con".

Thánh Tông mềm mỏng:

- Trước dụ sáu việc, đã được miễn xá. Còn việc thân hành vào chầu thì vì tôi sinh trưởng ở thâm cung, không biết cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường. Huống chi, tôi đương lúc có tang cha, lo phiền về việc tang tóc!

Biết vua Thánh Tông từ chối khéo không chịu sang chầu, cũng không cho ai làm con tin, Sài Thung tức lắm:

Ông mất năm 1290, sau khi trị vì 21 năm (1258-1279), được sử sách đánh giá cao là vị vua trung hiếu, tôn hiền trọng đạo, làm rạng rỡ cơ

nghiệp nhà Trần.

* * *

Năm 1277, Thượng hoàng Thái Tông mất. Hai năm sau, Thánh Tông lên làm Thái Thượng hoàng và nhường ngôi vua cho Thái tử Khâm, tức Trần Nhân Tông nhưng vẫn tham dự triều chính. Hốt Tất Liệt lấy cớ Thánh Tông nhường ngôi vua mà không "xin mệnh", tự lập nên, liền sai Lễ

bộ Thượng thư Sài Thung cầm đầu sứ bộ sang trách hỏi và đòi Thánh Tông phải sang chầu.

Những lần trước đây, sứ thần hai bên qua lại

đều theo đường Vân Nam. Lần này Hốt Tất Liệt ra lệnh cho bọn Sài Thung đi thẳng từ Giang Lăng (Hồ Bắc) qua Ung Châu (Quảng Tây) vào nước ta. Cuối năm 1278, Sài Thung đến trại Vĩnh Bình (Ung Châu). Vua Trần kháng nghị:

"Nay nghe Quốc công đến biên giới tôi, biên dân không ai là không lo sợ, không biết sứ nước nào mà

đến lối đó, xin đem quân vềđường cũ mà đi". Thung không chịu còn hách dịch đòi nhà vua phải cử người lên biên giới đón hắn. Vua Trần Thánh Tông hiểu lúc này cần bảo toàn lực lượng nên nhân nhượng cho quan ngự sử đi đón. Tháng 1 năm 1279, Thái úy Trần Quang Khải

phải ra bờ sông Nhị đón Sài Thung về quán sứở

Thăng Long.

Nhà vua đặt tiệc nhưng Thung không chịu

đến. Chỉ đến khi Thánh Tông phải đãi yến ở điện Tập Hiền, Thung mới đến dự. Vừa vào điện, hắn

đã lên giọng:

- Chiếu chỉ của hoàng đế trách mắng ngài "trải bao nhiêu năm, lễ ỷ bạc dần" mà tội "dối trá cũng đã rõ ràng". Hóa nên hoàng đế mới nghiêm dạy: "Trước vì cha ngươi già yếu không thể đi xa, còn lượng tình được. Nay ngươi tuổi đang cường sĩ, vào chầu chịu mệnh, chính là phải thời. Huống hồ, bờ cõi nước ngươi tiếp giáp với các châu Ung, Khâm của ta thì sợ gì mà không sang được. Nếu ngươi không yên, cố ý kháng cự mệnh trẫm thì ngươi cứ sửa đắp thành lũy sắm sửa giáp binh, sẵn sàng mà đợi. Ngươi liệu mà ăn ở cho đúng phận tôi con".

Thánh Tông mềm mỏng:

- Trước dụ sáu việc, đã được miễn xá. Còn việc thân hành vào chầu thì vì tôi sinh trưởng ở thâm cung, không biết cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường. Huống chi, tôi đương lúc có tang cha, lo phiền về việc tang tóc!

Biết vua Thánh Tông từ chối khéo không chịu sang chầu, cũng không cho ai làm con tin, Sài Thung tức lắm:

- Ngài viện lẽ sinh trưởng ở thâm cung để xin miễn chầu. Vua Tống chưa đến 10 tuổi cũng sinh trưởng ở thâm cung, sao đến kinh sưđược?

Thánh Tông từ tốn đáp:

- Thấy chiếu thư dụ tôi vào chầu mà sinh linh cả nước nghe tin ấy đều nhao nhao kêu, sợ phải bơ vơ như chim mất tổ. Hóa nên, tôi cũng không

đành lòng bỏ đi. Xin cho người đem biểu văn cùng phương vật đem đến nơi cửa khuyết.

Thung giận dữ:

- Chúng tôi sang đây mời ngài vào chầu, chứ

không phải để lấy phương vật.

Tức giận nhưng không làm gì được, Sài Thung chỉ còn cách bỏ về.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)