Khi vào thành Nghệ An, đến trước dinh của Trương Phụ, Nguyễn Biểu vái chào mà không quỳ
lạy. Tên Việt gian Phan Liêu được Trương Phụ
phong cho làm Tri phủ Nghệ An thấy thế, hoạnh họe sao không quỳ lạy, Nguyễn Biểu nói:
- Trương Tổng binh là bầy tôi của vua phương Bắc, ta là bầy tôi của vua phương Nam. Cùng là bầy tôi cả, cớ sao ta lại phải quỳ lạy?
Trương Phụ nạt nộ quát mắng Nguyễn Biểu,
đòi vua Trần phải đến nộp mạng, phô trương các binh khí và hàng xâu tai người bị chúng giết hòng làm cho Nguyễn Biểu phải khiếp sợ.
Đến trưa, thết tiệc sứ giả, hắn cho quân lính bê ra một mâm cỗ chỉ có một đĩa đầu người đã luộc chín. Ông đoán đây hẳn là một cái đầu của dân lành
đã bị chúng hành hình, nếu không ăn thì giặc cho là hèn nhát, nếu ăn thì thật là dã man. Nhưng để tỏ rõ khí phách của người Nam đi sứ, ông không hề khiếp sợ, đã cầm đũa moi đôi mắt trong đầu lâu nhắm rượu. Ăn xong, Nguyễn Biểu đã làm thơ:
Ngọc thiệt, trân tu đã đủ mùi1
Gia hào thêm có cỗđầu người.
Nem công, chả phượng còn chưa béo,
Thịt gấu, gan lân cũng kém tươi. Cá lối lộc minh so cũng một,
______________________
1. Lưỡi ngọc, râu quý, chỉ những thức ăn quý.
Vật bày thỏ thú bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn,
Tráng sĩ như Phàn1 tiếng đểđời2.
Quân lính của Trương Phụ thuật lại cho hắn nghe việc Nguyễn Biểu không hề khiếp sợ khi ăn cỗ đầu người đã làm cho hắn thêm kính phục khí phách và tài năng của Nguyễn Biểu, tiếp đãi đúng lễ nghi rồi tiễn ra về.
Sau khi cho Nguyễn Biểu trở về, Trương Phụ
lại nghe lời tên Việt gian Phan Liêu, cho quân lính đuổi theo bắt lại để giết. Nguyễn Biểu biết chúng sẽ giết mình, nên đã vạch trần bộ mặt giả
nhân giả nghĩa của Trương Phụ:
"Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt lại phô trương là quân nhân nghĩa, trước nói lập con cháu nhà Trần, bây giờ
lại đặt quận, huyện, không những cướp bóc của cải, lại còn giết hại nhân dân, bọn mày thật là lũ
giặc bạo ngược".
Trương Phụ sai quân đem chém đầu Nguyễn Biểu ở chân núi Thành Sơn. Truyền thuyết kể
rằng Trương Phụ ra lệnh trói Nguyễn Biểu ở chân cầu Lam để khi thủy triều lên ông sẽ bị chết vì ngập nước, nhưng suốt ba ngày, nước vẫn không ______________________
1. Phàn Khoái là bầy tôi của Hán Cao Tổ.
2. Cũng có thuyết cho rằng bài thơ này do đời sau làm ra. làm ra.
dâng. Ông vẫn luôn mồm chửi mắng quân Minh
độc ác nên tên tướng giặc đã sai cởi trói, đem ông
đến trước cửa chùa Yên Quốc dưới chân núi Thành Sơn để giết. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân thôn Nội Diên, xã Yên Hồ, huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - quê hương ông - đã lập
đền thờ ông, gọi là miếu Nghĩa sĩ.