TRẦN THÁI TÔNG

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 45 - 52)

Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh năm 1218, quê ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông là vị hoàng

đếđầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Năm lên 8 tuổi, ông lên ngôi vua do vợ là Lý Chiêu Hoàng, trao lại nghiệp nhà Lý dưới sự sắp

đặt của Trần ThủĐộ.

Ông có công lớn trong việc lãnh đạo và đoàn kết nhân dân nước ta chống quân Nguyên. Trong bang giao, ông là người mưu lược, khôn khéo, mềm mỏng, giữ được uy thế của một nước nhỏ với một nước lớn. Dưới thời ông trị vì, chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh, triều đại của ông đã để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử dân tộc.

Cuối đời, ông chuyên tâm nghiên cứu và sùng mộđạo Phật, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Ông tại vị gần 33 năm, tạ thế năm 1277. *

biện chính. Khanh vốn được trẫm yêu mến. Giữ

một lòng trung thuận, khanh đã vâng chiếu chỉ, sai chức thuộc đến chia cõi các châu, động. Nay

đầu đuôi đã được rõ ràng.

Về hai động Vật Dương và Vật Ác, trẫm đã giáng chỉ lấy tám ải sau này làm giới hạn: Canh Liệm, Khâu Cự, Khiếu Nhạc, Thông Khoáng, Canh Nham, Đốn Ly, Đa Nhâm và Câu Nan. Đất ngoài các ải ấy có sáu huyện là Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đình, Phóng, Cận và hai động là Túc, Tang. Các đất ấy đều cho khanh thủ lĩnh.

Khanh hãy xem đó để biết trẫm luyến ái. Khanh càng phải cung thuận, tuân theo cẩn thận

điều ước về cương giới, chớ có xâm lấn".

Nhận xong chiếu chỉ của vua Tống, phái đoàn sứ bộ Lê Văn Thịnh trở về kinh.

Như vậy, nhờ sự tranh biện thông thái kiên quyết, Lê Văn Thịnh đã thành công, giành được

đất về cho triều đình.

TRN THÁI TÔNG

Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh năm 1218, quê ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông là vị hoàng

đếđầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Năm lên 8 tuổi, ông lên ngôi vua do vợ là Lý Chiêu Hoàng, trao lại nghiệp nhà Lý dưới sự sắp

đặt của Trần ThủĐộ.

Ông có công lớn trong việc lãnh đạo và đoàn kết nhân dân nước ta chống quân Nguyên. Trong bang giao, ông là người mưu lược, khôn khéo, mềm mỏng, giữ được uy thế của một nước nhỏ với một nước lớn. Dưới thời ông trị vì, chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh, triều đại của ông đã để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử dân tộc.

Cuối đời, ông chuyên tâm nghiên cứu và sùng mộđạo Phật, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Ông tại vị gần 33 năm, tạ thế năm 1277. *

Thời ấy, tính đến đầu năm 1206, đế quốc Nguyên Mông đã thống trị một vùng mênh mông từ bờ Hắc Hải đến Thái Bình Dương.

Năm 1267, Hốt Tất Liệt phong cho con trai làm Vân Nam Vương, đem quân xuống đóng ở Vân Nam, giáp nước ta, để gây áp lực. Cuối năm 1267, y lại cử sứ bộđem chiếu thư sang thuyết vua Trần thần phục. Đầu năm sau, sứ bộ Nguyên Mông đến Thăng Long. Thái úy Trần Quang Khải đón đoàn về quán sứ và mở tiệc khoản đãi. Sứ giặc tức lắm. Bởi ý chúng muốn là vua ta phải thân chinh tiếp

đón và mời vào điện Tập Hiền thết yến, chứ không phải tại các quán ở thành ngoài. Nhưng, thấy xung quanh quân cấm vệ gươm giáo sáng lòa, chúng

đành bấm bụng làm thinh.

Quan Điện tiền chỉ huy sứđem một đội cấm vệ

dẫn sứ bộ vào hoàng cung. Đoàn ngựa tiến qua cầu Ngoạn Thiềm, bên sông Tô Lịch rồi qua cầu Trường Minh, đến cửa Chính Dương thì tất cả

xuống ngựa. Chánh phó sứ nhà Nguyên đi bộ, tay

đỡ chiếu thư vào cửa giữa, gọi là cửa Dương Minh. Còn tùy tùng thì vào theo cửa ngách bên phải, quân ta đi qua cửa Nhật Tân, cửa ngách bên trái. Rồi cùng theo hành lang dưới gác Minh Hà vào

điện Thọ Quang.

Điện Thọ Quang hôm ấy uy nghiêm khác thường. Quân cấm vệ Đô Thánh dực được chọn gồm toàn những lực sĩ cao lớn, mặc giáp phục, đeo

gươm đứng hầu. Vào điện, sứ bộ nhà Nguyên được lệnh đứng lại ngoài sân. Chỉ có Chánh phó sứ được bước qua thềm lên điện.

Vua Thái Tông mặc áo long bào ngồi trên ngai vàng. Trước ghế rồng có đặt hương án.

Sứ Nguyên nâng chiếu thư đặt lên hương án và xướng lớn:

- Hoàng đế ban chiếu chỉ!

Thái Tông đứng dậy nghiêng mình nhận chiếu. Thấy vậy sứ Nguyên tức lắm, hạch:

- Chiếu chỉ của hoàng đế, sao nhà vua không quỳ lạy?

Thái Tông ung dung đáp:

- Nước tôi trước đã nhận được chiếu, bảo: "Phàm áo mũ, điển lễ phong tục cứ theo chếđộ cũ

của nước mình. Không phải thay đổi. Nhận chiếu không phải quỳ lạy, đó là điều lệ cũ nước tôi. Sao ông lại bảo tôi làm trái ý thiên tử"?

Đuối lý, sứ Nguyên đành bỏ qua, bèn xoay sang chuyện khác:

- Hoàng đế đã xuống chiếu đòi nhà vua nộp những thương nhân Hồi Hột, sao nhà vua không vâng mệnh mà thi hành, lại còn cấm người Hồi Hột không cho giao đàm với người An Nam? Nay hoàng đế sai sứ sang đây nhắc bảo. Nhà vua có thật lòng sửa lỗi hay không thì nói rõ cho biết?

Thời ấy, tính đến đầu năm 1206, đế quốc Nguyên Mông đã thống trị một vùng mênh mông từ bờ Hắc Hải đến Thái Bình Dương.

Năm 1267, Hốt Tất Liệt phong cho con trai làm Vân Nam Vương, đem quân xuống đóng ở Vân Nam, giáp nước ta, để gây áp lực. Cuối năm 1267, y lại cử sứ bộ đem chiếu thư sang thuyết vua Trần thần phục. Đầu năm sau, sứ bộ Nguyên Mông đến Thăng Long. Thái úy Trần Quang Khải đón đoàn về quán sứ và mở tiệc khoản đãi. Sứ giặc tức lắm. Bởi ý chúng muốn là vua ta phải thân chinh tiếp

đón và mời vào điện Tập Hiền thết yến, chứ không phải tại các quán ở thành ngoài. Nhưng, thấy xung quanh quân cấm vệ gươm giáo sáng lòa, chúng

đành bấm bụng làm thinh.

Quan Điện tiền chỉ huy sứđem một đội cấm vệ

dẫn sứ bộ vào hoàng cung. Đoàn ngựa tiến qua cầu Ngoạn Thiềm, bên sông Tô Lịch rồi qua cầu Trường Minh, đến cửa Chính Dương thì tất cả

xuống ngựa. Chánh phó sứ nhà Nguyên đi bộ, tay

đỡ chiếu thư vào cửa giữa, gọi là cửa Dương Minh. Còn tùy tùng thì vào theo cửa ngách bên phải, quân ta đi qua cửa Nhật Tân, cửa ngách bên trái. Rồi cùng theo hành lang dưới gác Minh Hà vào

điện Thọ Quang.

Điện Thọ Quang hôm ấy uy nghiêm khác thường. Quân cấm vệ Đô Thánh dực được chọn gồm toàn những lực sĩ cao lớn, mặc giáp phục, đeo

gươm đứng hầu. Vào điện, sứ bộ nhà Nguyên được lệnh đứng lại ngoài sân. Chỉ có Chánh phó sứ được bước qua thềm lên điện.

Vua Thái Tông mặc áo long bào ngồi trên ngai vàng. Trước ghế rồng có đặt hương án.

Sứ Nguyên nâng chiếu thư đặt lên hương án và xướng lớn:

- Hoàng đế ban chiếu chỉ!

Thái Tông đứng dậy nghiêng mình nhận chiếu. Thấy vậy sứ Nguyên tức lắm, hạch:

- Chiếu chỉ của hoàng đế, sao nhà vua không quỳ lạy?

Thái Tông ung dung đáp:

- Nước tôi trước đã nhận được chiếu, bảo: "Phàm áo mũ, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ

của nước mình. Không phải thay đổi. Nhận chiếu không phải quỳ lạy, đó là điều lệ cũ nước tôi. Sao ông lại bảo tôi làm trái ý thiên tử"?

Đuối lý, sứ Nguyên đành bỏ qua, bèn xoay sang chuyện khác:

- Hoàng đế đã xuống chiếu đòi nhà vua nộp những thương nhân Hồi Hột, sao nhà vua không vâng mệnh mà thi hành, lại còn cấm người Hồi Hột không cho giao đàm với người An Nam? Nay hoàng đế sai sứ sang đây nhắc bảo. Nhà vua có thật lòng sửa lỗi hay không thì nói rõ cho biết?

Thái Tông nói:

- Năm trước sứđến nói việc đòi người Hồi Hột. Tôi vì sợ trái chỉ nên không dám nói thẳng, chứ

thật ra lái buôn Hồi Hột chỉ có hai người: một người tên là I Ôn đã chết lâu ngày, một người tên là Bà. Bà vừa bị bệnh chết. Còn đâu mà đem nộp!

Sứ Nguyên dằn giọng:

- Chiếu chỉ hoàng đếđòi ngay mấy con voi lớn. Nhà vua phải thu xếp, để vài hôm nữa theo ngựa tôi cùng về.

Thái Tông nói với viên Chánh sứ:

- Ông về tâu với hoàng đế là loài thú ấy thân thể to lắm, bước đi chậm chạp không như

ngựa của thượng quốc. Xin đợi đến năm sau sẽ đem dâng.

Sứ Nguyên hạch:

- Ngài đã xin quy phục nước lớn thì nước nhỏ

phải theo nghĩa vua tôi. Thiên tửđã dạy lẽ nào tôi con lại trái ý cha?

Thái Tông vặn luôn:

- Đã xưng là nước lớn, sao lại còn đòi tê tượng. Tiếp đó, sứ Nguyên đòi vua Trần phải tiếp đãi hắn theo nghi lễ đối với tước vương. Vốn sứ

Nguyên là người nước Tống, làm quan với nhà Tống. Khi giặc Nguyên vào xâm lược, hắn cam tâm ra hàng làm tay sai cho Hốt Tất Liệt. Biết rõ bản chất của hắn, vua Trần Thái Tông hỏi khéo:

- Ông là quan triều Liệt, tôi là vua, mà cùng ngang lễ với nhau, từ xưa có điều đó không?

Sứ Nguyên bẽ mặt. Biết nhà Trần vẫn kết thân với nhà Tống để hợp sức chống Nguyên, sứ

hăm dọa:

- Nhà vua vẫn hòa mục với Tống, tưởng được cứu viện lúc gấp. Nay trăm vạn quân đang vây kín Tương Dương, chim bay cũng không có lối, chỉ

sớm tối là hạ thành, dồn quân qua sông, lật đổ

kinh đô dễ như bẻ cành khô. Thế mà nhà vua còn dựa vào nơi bờ bể, cậy là môi với răng, tự tôn tự đại. Nếu tâu lên hoàng đế, oai trời khẽ động thì chẳng cần gọi đến quân phương Bắc ở xa, mà 10 vạn quân Vân Nam hơn tháng là đến, sẽ biến vương miếu thành gò hoang, vương đình thành bãi cỏ, chẳng khó khăn gì.

Thái Tông nghiêm nghị bảo:

- Ông không được cậy thế chèn ép nước nhỏ! Sứ Nguyên không ngờ vua Trần lại cứng cỏi

đến thế. Thấy tướng lĩnh gươm tuốt trần, sát khí đằng đằng đứng trấn bên ngoài, sứ Nguyên cố nói cứng:

- Được, để ta xem các người làm gì!

Sứ Nguyên được đưa về một căn phòng hẹp. Trời nóng, hắn khát khô cả họng muốn uống nước, nhưng thấy nước sông đục ngầu thì không dám uống nên đành phải nhịn. Sau khát quá, không chịu được, hắn đành hạ giọng xin cho nước giếng.

Thái Tông nói:

- Năm trước sứđến nói việc đòi người Hồi Hột. Tôi vì sợ trái chỉ nên không dám nói thẳng, chứ

thật ra lái buôn Hồi Hột chỉ có hai người: một người tên là I Ôn đã chết lâu ngày, một người tên là Bà. Bà vừa bị bệnh chết. Còn đâu mà đem nộp!

Sứ Nguyên dằn giọng:

- Chiếu chỉ hoàng đếđòi ngay mấy con voi lớn. Nhà vua phải thu xếp, để vài hôm nữa theo ngựa tôi cùng về.

Thái Tông nói với viên Chánh sứ:

- Ông về tâu với hoàng đế là loài thú ấy thân thể to lắm, bước đi chậm chạp không như

ngựa của thượng quốc. Xin đợi đến năm sau sẽ đem dâng.

Sứ Nguyên hạch:

- Ngài đã xin quy phục nước lớn thì nước nhỏ

phải theo nghĩa vua tôi. Thiên tửđã dạy lẽ nào tôi con lại trái ý cha?

Thái Tông vặn luôn:

- Đã xưng là nước lớn, sao lại còn đòi tê tượng. Tiếp đó, sứ Nguyên đòi vua Trần phải tiếp đãi hắn theo nghi lễ đối với tước vương. Vốn sứ

Nguyên là người nước Tống, làm quan với nhà Tống. Khi giặc Nguyên vào xâm lược, hắn cam tâm ra hàng làm tay sai cho Hốt Tất Liệt. Biết rõ bản chất của hắn, vua Trần Thái Tông hỏi khéo:

- Ông là quan triều Liệt, tôi là vua, mà cùng ngang lễ với nhau, từ xưa có điều đó không?

Sứ Nguyên bẽ mặt. Biết nhà Trần vẫn kết thân với nhà Tống để hợp sức chống Nguyên, sứ

hăm dọa:

- Nhà vua vẫn hòa mục với Tống, tưởng được cứu viện lúc gấp. Nay trăm vạn quân đang vây kín Tương Dương, chim bay cũng không có lối, chỉ

sớm tối là hạ thành, dồn quân qua sông, lật đổ

kinh đô dễ như bẻ cành khô. Thế mà nhà vua còn dựa vào nơi bờ bể, cậy là môi với răng, tự tôn tự đại. Nếu tâu lên hoàng đế, oai trời khẽ động thì chẳng cần gọi đến quân phương Bắc ở xa, mà 10 vạn quân Vân Nam hơn tháng là đến, sẽ biến vương miếu thành gò hoang, vương đình thành bãi cỏ, chẳng khó khăn gì.

Thái Tông nghiêm nghị bảo:

- Ông không được cậy thế chèn ép nước nhỏ! Sứ Nguyên không ngờ vua Trần lại cứng cỏi

đến thế. Thấy tướng lĩnh gươm tuốt trần, sát khí đằng đằng đứng trấn bên ngoài, sứ Nguyên cố nói cứng:

- Được, để ta xem các người làm gì!

Sứ Nguyên được đưa về một căn phòng hẹp. Trời nóng, hắn khát khô cả họng muốn uống nước, nhưng thấy nước sông đục ngầu thì không dám uống nên đành phải nhịn. Sau khát quá, không chịu được, hắn đành hạ giọng xin cho nước giếng.

Một nhân viên ở quán sứ bảo hắn:

- Tục lệ nước chúng tôi đã không ưa nhau, thì thường bỏ thuốc độc vào trong giếng để giết người. Ông muốn chết sao?

Cùng đường, sứ Nguyên phải chịu nhục nói: - Tự tôi xin, có chết không oán hận!

Hắn phải xuống giọng năn nỉ mãi mới được uống nước giếng. Hắn nghĩ bụng, sau này về tâu với vua Nguyên, người nước Nam cứng đầu cứng cổ, phải cẩn thận, không dễ gì đem binh dọa nạt họ mà chỉ nên lấy thế nước lớn để vỗ về thì hơn.

TRN THÁNH TÔNG

Trần Thánh Tông tên húy là Trần Hoảng, sinh năm 1240, lên ngôi năm 18 tuổi (1258); là vị vua tài năng, dũng cảm, ba lần tham gia kháng chiến chống quân Nguyên, giành thắng lợi vẻ vang.

Trong đối nội, ông dốc lòng xây dựng đất nước giàu mạnh, đưa ra chủ trương cho các vương hầu thành lập điền trang; chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp về làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang, bãi lầy sú vẹt vùng ven biển, thiết lập chế độ ruộng đất, xây dựng cơ sở vững mạnh cho nhà nước phong kiến.

Ông trọng dụng người tài, tổ chức các khoa thi, chọn được trạng nguyên kinh như Trần Cố; trạng nguyên trại như Bạch Liêu và trạng nguyên Đào Tiêu. Cũng dưới thời ông, bộ Đại Việt sử ký - bộ

quốc sửđầu tiên của nước ta, do Lê Văn Hưu biên soạn đã hoàn thành.

Về đối ngoại, ông áp dụng chính sách mềm dẻo nhưng kiên quyết, khôn khéo giữ vững tinh thần

độc lập, tự chủ. Nhiều câu chuyện còn lưu truyền

đến nay cho thấy nghệ thuật ứng xử ngoại giao tài tình của ông.

Một nhân viên ở quán sứ bảo hắn:

- Tục lệ nước chúng tôi đã không ưa nhau, thì thường bỏ thuốc độc vào trong giếng để giết người. Ông muốn chết sao?

Cùng đường, sứ Nguyên phải chịu nhục nói: - Tự tôi xin, có chết không oán hận!

Hắn phải xuống giọng năn nỉ mãi mới được uống nước giếng. Hắn nghĩ bụng, sau này về tâu với vua Nguyên, người nước Nam cứng đầu cứng cổ, phải cẩn thận, không dễ gì đem binh dọa nạt họ mà chỉ nên lấy thế nước lớn để vỗ về thì hơn.

Một phần của tài liệu Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)