Mục đích của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm khả năng xảy ra sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và ước lượng hay kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu tố sau: tư cách của khách hàng vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của khách hàng, tài sản đảm bảo nợ vay và khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu vay vồn của khách hàng.
Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau đây:
1.3.3.1. Thẩm định tư cách pháp lý, uy tín doanh nghiệp
Thứ nhất, Năng lực pháp lí là cơ sở pháp lí cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp về nghĩa vụ phải thực hiện. Mục đích đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp là để bảo đảm rằng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận, là cơ sở để bảo vệ lợi ích của các bên khi t ham gia quan hệ tín dụng. Vì vậy, khi thẩm định tính pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng (CBTD) cần chú ý các vấn đề sau:
- Doanh nghiệp vay vốn phải thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Xem xét điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phuơng thức quản trị, điều hành, xác định nguời đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với của cá nhân trong tổ chức (Chủ tịch hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự ủy quyền vay vốn, nguời đại diện ký kết các văn bản với ngân hàng phải có hiệu lực trong thời hạn cho vay.
Thứ hai, Thẩm định tư cách, uy tín cho phép đánh giá thiện chí trả nợ của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp đuợc xây dựng trong một thời gian dài trong quan hệ không chỉ với ngân hàng mà còn với các đối tác kinh doanh. Khi xem xét tu cách, uy tín của doanh nghiệp ngân hàng thuờng đánh giá về các vấn đề sau:
- Tìm hiểu xem các thông tin mà doanh nghiệp trình bày có nhất quán với những thông tin trong bộ hồ sơ mà doanh nghiệp đã cung cấp không.
- Hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp chính là các tài liệu quan trọng cho thấy cách thức kinh doanh, phẩm chất, đạo đức và văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chính xác tu cách cũng nhu uy tín của doanh nghiệp.
- Uy tín của doanh nghiệp còn thể hiện ở lòng tin của các chủ thể kinh tế có quan hệ với doanh nghiệp trong kinh doanh: các bạn hàng (đuợc chiếm dụng vốn trong thời gian dài), các tổ chức tài chính (CIC không có nợ xấu và nợ quá hạn) và các cơ quan Nhà nuớc (không nợ thuế).
1.3.3.2. Thẩm định năng lực kinh doanh
Thẩm định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để thấy đuợc khả năng cũng nhu vị thế của doanh nghiệp trên thị truờng. Ngân hàng tiến hành đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trên các giác độ
Cán bộ ngân hàng cần xác định những sản phẩm chủ yếu của khách hàng cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Đồng thời, tìm hiểu khả năng nghiên cứu thị trường, khách hàng, và công tác quảng cáo marketing của doanh nghiệp.
❖ Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp
Cán bộ ngân hàng cần đánh giá xem có những điều kiện, thế mạnh gì tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai qua các tiêu chí sau:
- Nguồn nhân lực: là yếu tố con người như trình độ văn hóa, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm...
- Nguồn lực vật chất, kỹ thuật: là tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng.
- Nguồn lực tài chính: là sự vững mạnh, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
❖ Đánh giá năng lực quản lý
Khả năng quản lý của doanh nghiệp thể hiện qua kết quả kinh doanh: doanh thu bán hàng, tốc độ tăng lợi nhuận, khả năng kiểm soát chi phí, kiểm soát nợ và gia tăng vốn tự có. Việc đánh giá năng lực quản lý được thể hiện qua cách quản trị chiến lược có phù hợp với môi trường kinh doanh và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp không, cách quản trị cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô doanh nghiệp không và quản trị nhân sự để tận dụng tối đa khả năng người lao động.
1.3.3.3. Thẩm định khả năng tài chính doanh nghiệp
Thẩm định tài chính là việc thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin kế
toán và thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng biến động, khả năng,
tiềm lực của doanh nghiệp. Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan
trên thị trường và khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai. Việc thẩm định tài chính doanh nghiệp cần lưu ý các điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, khi phân tích các khoản mục của bảng cân đối kế toán, cán bộ tín dụng cần chú ý các khoản mục sau:
❖ Đánh giá các khoản mục tài sản
- Khoản phải thU: cần được phân tích một cách cẩn thận bởi vì chúng
có tính chất gần giống với ngân quỹ và có thể là nguồn chủ yếu để chi trả cho các khoản vay ngắn hạn. Thông tin về quy mô, thời gian của khoản mục này khá quan trọng. Nhà phân tích tín dụng ngân hàng cần đòi hỏi chi tiết tài khoản các khoản phải thu để phân biệt các khoản phải thu có giá trị đáng nghi ngờ, những khoản đã quá hạn, những khoản đã được nhượng lại.
- Hàng tồn kho: cần phải được chú ý bởi vì đây sẽ là nguồn thu trong
tương lai. Đối với khoản mục này, Ngân hàng cần chú ý đến số lượng, chất lượng hàng có phù hợp với nhu cầu thị trường không, biến động giá cả mặt hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp có tồn tại hàng tồn kho khó tiêu thụ không.
- Tài sản Cổ định: thông thường được quan tâm ở tính hữu ích là tạo ra
nền tảng cơ sở vật chất để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định có đáp ứng đủ quy mô kinh doanh hiện tại của công ty hay không. Như vậy khi phân tích khoản mục này CBTD cần quan tâm đến chất lượng, tính đồng bộ, hiệu suất, tính công nghệ, tính hiện đại và giá trị còn lại của tài sản cố định.
❖ Đánh giá khoản mục nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp hình thành từ ba nguồn là: Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
- Nợ ngắn hạn bao gồm tình hình công nợ của doanh nghiệp trong mối
nhân viên. Cán bộ ngân hàng quan tâm đến tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, nợ phải trả người bán trong mối quan hệ với các khoản phải thu.
- Nợ dài hạn bao gồm các khoản cho vay có thế chấp, các giấy nợ, các
trái phiếu, những khoản vay có kì hạn và tất cả các hình thức vay khác với kỳ hạn trên một năm. Nhà thẩm định tín dụng quan tâm đến bản chất và thời hạn của các món vay, doanh nghiệp có hoàn trả đúng hạn theo yêu cầu không.
- Von chủ sở hữu hay vốn tự có thực tế của các chủ doanh nghiệp là
khoản mục mà ngân hàng đặc biệt chú trọng, nhằm đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, mức độ phụ thuộc vào chủ nợ cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Thứ hai, Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết được quy mô lãi/lỗ của doanh nghiệp, kết cấu doanh thu (doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu tài chính và thu nhập khác), kết cấu khoản mục chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý).
- Thu nhập và chi phí bất thường cũng được quan tâm. Các chi phí bất thường có thể bao gồm các thiệt hại do bán các tài sản cố định, các thiệt hại do nguyên nhân tự nhiên, do thiếu hụt hàng tồn kho... Thu nhập bất thường bao gồm các lợi nhuận bán tài sản hoạt động, đất đai. Các thu nhập như thế thường không tái diễn nhiều lần.
Thứ ba, Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng tóm tắt về nguồn tiền và sử dụng tiền. Phân tích luồng tiền xuất phát từ 3 hoạt động cơ bản của công ty: hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và hoạt động tài chính.
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh: dòng tiền phát sinh từ hoạt động
bán hàng, cung cấp dịch vụ và thanh toán các khoản nợ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta cần đánh giá lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh là âm hay dương. Nếu lưu chuyển tiền thuần âm cần phân tích nguyên nhân (do doanh nghiệp mới thành lập, trong giai đoạn phát triển nên cần vốn, hay do bị lỗ trong hoạt động kinh doanh, do quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu không hiệu quả...)
- LUồng tiền từ hoạt động đầu tư\ phát sinh chủ yếu từ việc mua sắm,
thanh lý nhượng bán TSCĐ, xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác.
- LUồng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền phát sinh chủ yếu từ
nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sở hữu và nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Phân tích lưu chuyển từ hoạt động tài chính nhằm đánh giá doanh nghiệp hiện đang thừa tiền hay thiếu tiền, qua đó đánh giá chính sách huy động (doanh nghiệp đang huy động gián tiếp từ các tổ chức tài chính qua việc nhận tiền vay hay trả nợ vay ngân hàng, hoặc huy động trực tiếp từ vốn chủ sở hữu hay trả lại vốn góp cho chủ sở hữu).
Cuối cùng, phải phân tích lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp là dương hay âm (nếu âm phải phân tích rõ nguyên nhân); xác định nguồn cơ bản tạo ra tiền và sử dụng tiền từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư hay tài chính; xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ của doanh nghiệp là tăng, ổn định hay giảm.
Thứ tư, Phân tích nhóm chỉ tiêu tài chính
❖Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Đây là nhóm hệ số nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản
có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ
- Hệ sổ thanh toán tổng quát phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp
được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Hệ số này càng cao càng có nhiều tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.
nợ thương mại ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả từ toàn bộ tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt.
- Hệ sổ thanh toán nhanh phản ảnh mức độ nhanh chóng thanh toán
các
khoản nợ đến hạn mà không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho.
- Hệ sổ thanh toán lãi vay phản ánh hoạt động của doanh nghiệp có tạo
ra những giá trị tăng thêm đủ để doanh nghiệp trả lãi vay cho chủ nợ hay không. Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay càng tốt.
❖ Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
- Vòng quay tổng tài sản cho biết khả năng sinh lời tổng thể của tài sản
có. Tỉ lệ này lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản có cao và ngược lại.
- Vòng quay khoản phải th U cho biết chất lượng các khoản nợ phải
thu,
thời gian đọng vốn là bao lâu.
- Vòng qUay hàng tồn kho cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá
bình quân và số vốn bị “găm” vào vật tư, hàng hóa để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tỉ lệ vòng quay càng nhanh càng tốt.
❖ Nhóm hệ số cơ cấu tài chính
Phản ánh mức độ ổn định, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của công ty. Nó đo lường phần vốn góp của các chủ nợ đối với công ty. Đồng thời chỉ ra tỷ lệ vốn được huy động từ nợ dài hạn, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường trong tổng nguồn vốn dài hạn.
❖ Nhóm hệ số sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS = Lợi nh uận ròng/Doanh th U th Uần):
tỷ số
này phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng trong doanh thu bán hàng, cho
biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
- Tỷ suất về khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân): cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sẩn, tỷ
số này càng cao càng tốt.
- Tỷ suất khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE = Lợi nhuận ròng/Vổn chủ sở hữu bình quân) cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu có thể
tạo ra đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ, càng cao càng tốt nhung có thể tiềm ẩn rủi ro lớn.
1.3.3.4. Thẩm định môi trường kinh doanh
Việc phân tích môi truờng kinh doanh giúp cho ngân hàng thấy đuợc những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp gặp phải và trên cơ sở đó đua ra
quyết định tín dụng đúng đắn với doanh nghiệp. ❖ Môi trường vĩ mô
- Môi truờng kinh tế: Thực trạng kinh tế và xu huớng phát triển của nền kinh tế có ảnh huởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, các yếu tố mà ngân hàng cần xem xét đó là: tốc độ tăng truởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát và chính sách tiền tệ.
- Môi truờng chính trị, pháp luật: Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách cũng nhu sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật là cơ sở kinh doanh ổn định và công bằng. Ngân hàng cần đánh giá các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh huởng nhu thế nào với doanh nghiệp.
- Môi truờng công nghệ: Ảnh huởng khá rõ nét tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng sẽ ảnh huởng đến chu kỳ sống của sản phẩm, do đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đầu tu công nghệ, dây chuyền sản xuất tránh nguy cơ lạc hậu.
- Môi truờng văn hóa - xã hội: Cần xem xét các yếu tố: độ tuổi, văn hóa, trình độ học vấn, thói quen tiêu dùng.. .và các yếu tố này ảnh huởng tới nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trường vi mô chính là phân tích ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, cần phân tích được xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ cạnh tranh, các nhà cung cấp và đối tượng khách hàng.
- Cần phải đánh giá được điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp về rào cản ra nhập ngành, các đối thủ cạnh tranh, các ưu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp qua sự biến động