Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 124)

Hoạt động cho vay đối với DNXL là một hoạt động tín dụng khá phức tạp

đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở MB cho thấy thường một

cán bộ mới phải mất tối thiểu 3 năm mới có khả năng nắm bắt và triển khai công

việc của hoạt động tín dụng đối với DNXL. Để nâng cao chất lượng cho vay đối

với DNXL, MB Hoàng Quốc Việt có thể thực hiện các giải pháp như sau: Chi nhánh cần tuyển thêm và đề xuất với Khối nhân sự về việc tăng định biên cho Bộ phận Thẩm định. Việc có một số lượng nhân sự đầy đủ sẽ

phần nào làm giảm áp lực kinh doanh cũng như áp lực thẩm định đối với các chuyên viên, từ đó, tạo cho nhân viên thái độ thoải mái hơn trong công việc, họ sẽ có thời gian để tự nâng cao quy trình nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết khác để hoàn thiện bản thân, phục vụ tốt hơn các công việc đang làm.

Khâu tuyển dụng nguồn nhân lực: cần tuyển dụng những người có năng

lực thực sự, có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng tổng hợp: am hiểu

thị trường, kỹ thuật, nhân sự, xây dựng cơ bản, tài chính doanh nghiệp, và am hiểu pháp luật... Bên cạnh đó cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao.

Chế độ đãi ngộ: muốn giữ chân người tài, cán bộ thẩm định tâm huyết

với công việc thì việc tăng chế độ đãi ngộ là cần thiết như: tăng lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp.

Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp V ụ cho cán bộ thẩm định: định kỳ

tổ chức các lớp học đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ. Các lớp học nên được tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và tổ chức vào thời gian thích hợp. Ngoài ra có thể mời thêm những người có kinh nghiệm ở ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nhà nước, bộ tài chính. tham gia hướng d n đóng góp ý kiến trong quá trình thẩm định để ngày càng hoàn thiện hơn.

Thườmg Xuyên tập hợp các sáng kiến, đề Xuất có giá trị: việc tập hợp

các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác thẩm định là cần thiết, giúp cán bộ thẩm định có thể tham khảo, đúc rút kinh nghiệp làm cơ sở để nâng cao kỹ năng thực hành.

3.2.5. Giải pháp về đo lường rủi ro tín dụng

Công việc đo lường rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thông qua hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ chưa được coi trọng đ ng mức. Các chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định thường có xu hướng cho điểm chủ quan đối

với các yếu tố định tính để nâng mức điểm xếp hạng tối đa nhằm có thể áp dụng

mức lãi suất cho vay thấp nhất cho khách hàng. Điều này khiến cho kết quả của

việc đo lường rủi ro tín dụng không phản ánh được chính xác rủi ro có thể gặp phải đối với từng khách hàng. Để việc đo lường rủi ro tín dụng chính xác hơn, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh cần phải có các tài liệu chứng minh, các nguồn thông tin đáng tin cậy. Các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu

chấm điểm, nếu do Khách hàng cung cấp thì phải được Khách hàng xác nhận. Tất cả các thông tin để hoàn thành việc chấm xếp hạng tín dụng cần phải được lưu giữ dưới dạng văn bản. Từ đó sẽ hạn chế việc các cán bộ tín dụng đưa các thông tin sai lệch, do sau này kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng có thể được

rà soát lại định kỳ, hoặc đột xuất khi Khách hàng suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh.

3.2.6. Thành lập bộ phận kiểm soát tuân thủ tại chi nhánh

Hiện tại ở Chi nhánh, để quy trách nhiệm và ra chế tài cụ thể đối với từng

cán bộ tín dụng (chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định, chuyên viên hỗ trợ) để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu theo từng khoản vay khó thực

hiện do chưa có bộ phận độc lập theo dõi và kiểm soát tính tuân thủ của từng bộ

phận, từng khâu trong quy trình tín dụng. Nhiều trường hợp phát sinh rủi ro tại chi nhánh nhưng chưa được phát hiện kịp thời. Do vậy, giải pháp được đặt ra là

tại chi nhánh cần thành lập thêm một bộ phận kiểm soát tuân thủ với số lượng tối

thiểu từ 1 đến 2 người. Hoạt động kiểm soát tuân thủ cần được tách biệt với hoạt

động thẩm định tại chi nhánh. Một số nhiệm vụ chính của bộ phận kiểm soát tuân thủ là: chuẩn hóa quy trình kiểm tra, rà soát được chất lượng tín dụng bằng

các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, kiểm tra thực tế khách hàng trong một số hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính tuân thủ của khách hàng như cam kết chuyển doanh thu, tình hình trả nợ; kiểm tra tính tuân thủ của đơn vị kinh doanh và bộ phận hỗ

trợ có thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý công trình theo đúng phê duyệt không;

kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng ... Vì vậy Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hơn nữa, phải nhanh chóng xây dựng quy trình kiểm tra,

kiểm soát chặt chẽ và coi đó là một khâu bắt buộc trong quy trình cấp tín dụng.

Có kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mới kiểm soát được các rủi ro tín dụng, sớm phát

hiện các khả năng có thể gây ra rủi ro, đồng thời ngăn ngừa được các hạn chế, các sai phạm của cán bộ tín dụng. Qua khâu kiểm tra có thể phát hiện được sự “gian lận” của khách hàng, đồng thời cũng giúp cán bộ tín dụng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của mình.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Thứ nhất, hoàn thiện mô hình thẩm định tập trung

Xuất phát từ thực tế nhiều trường hợp công tác thẩm định vẫn bị phụ thuộc vào một số yếu tố như quan điểm tín dụng của từng chi nhánh, khẩu vị rủi ro của người đứng đầu chi nhánh. Do vậy, để đảm bảo mô hình thẩm định được diễn ra một cách tập trung, thống nhất và khách quan trên toàn hệ thống, toàn bộ chuyên viên thẩm định của chi nhánh cần phải được tập trung làm việc tại hội sở. Trong dài hạn, khi theo đuổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, một số sự thay đổi lớn nhất so với mô hình hiện nay là

(i) Công tác thẩm định sẽ được tập trung trên Hội sở chính và các Trung tâm thẩm định theo vùng miền;

(ii) Một cơ chế phân cấp thẩm quyền mới cần phải được thiết lập, theo đó thay vì các Khối kinh doanh có thẩm quyền phán quyết tín dụng như hiện nay, Khối Quản trị rủi ro sẽ phối hợp với Khối thẩm định tìm kiếm các cá nhân độc lập để được ủy quyền ra quyết định tín dụng (Xây dựng hệ thống Chuyên gia phê duyệt tín dụng)

Chuyên môn hóa sâu trong công tác thẩm định

ty, tập đoàn, khách hàng quân đội); chuyên môn hóa theo ngành (xây lắp, năng luợng,...), chuyên môn hóa theo sản phẩm đối với khách hàng ... từ đó kết hợp với công tác ngành xây dựng đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực, ngành. Mục đích: Trang bị kiến thức chuyên sâu cho chuyên viên thẩm định trên toàn hệ thống.

Nâng cao năng suất và chất lượng thẩm định

Ngân hàng TMCP Quân đội cần xây dựng bộ tiêu chí và phân chia chuyên viên thẩm định theo level: Bộ tiêu chí đuợc xây dựng dựa trê n kinh nghiệm, bằng cấp, năng suất lao động của chuyên viên, trên cơ sở đó xếp chuyên viên vào các level và giao việc phù hợp. Ngoài ra, cần xây dựng bộ tiêu chí và theo dõi đuợc năng suất lao động đến từng chuyên viên thẩm định.

Mỗi chuyên viên thẩm định tại chi nhánh cũng cần phải đuợc đặt trong môi truờng cạnh tranh, tạo thêm uu đãi hay thuởng phạt và đuợc quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động và sáng tạo của mỗi chuyên viên.

Xây dựng và vận hành hệ thống chuyên gia phê duyệt

Để giảm khối luợng công việc cho các lãnh đạo trong việc phê duyệt các khoản vay để tập trung vào việc hoạch định, quy định các chính sách vĩ mô, đồng thời tách biệt hoạt động kinh doanh và hoạt động phê duyệt, trong thời gian tới Ngân hàng Quân Đội cần xây dựng hệ thống chuyên gia phê duyệt tập trung. Toàn bộ các khoản vay đều đuợc phê duyệt bởi các chuyên gia phê duyệt theo khẩu vị rủi ro và các quy định đã đuợc ban hành của Ngân hàng Quân Đội. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chuyên gia cần phải có trình độ chuyên sâu trong ngành tài chính ngân hàng, thẩm định phân tích khoản vay và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Việc lựa chọn nhân sự cho hệ thống chuyên gia phê duyệt này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định chất luợng tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng.

Hiện nay, MB đã áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng để phân loại nhóm khách hàng, tuy nhiên đối với ngành xây dựng nói riêng hệ thống điểm chấm cho một số lĩnh vực chưa có, chưa có thang điểm phù hợp với một số doanh nghiệp nên gây khó khăn trong quá trình xếp hạng những doanh nghiệp này. Ngân hàng nên tham khảo một số mô hình chấm điểm tín dụng đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng trên thế giới để phân loại khách hàng.

Thứ ba, tăng cường cơ Sở hạ tầng và công nghệ thông tin

Tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng, đưa ra kết quả thẩm định chính xác thì cần có sự hỗ trợ của phần mềm, công nghệ thông tin. Hiện nay, MB đã phát triển một số phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định như phần mềm T24 (phần mềm xuất số liệu), CSSY (phần mềm xếp hạng tín dụng)... tuy nhiên các phần mềm này vẫn chưa hỗ trợ tối đa người dùng, tốc độ chậm, chưa có sự liên kết giữa các phần mềm do vậy khi thẩm định mất rất nhiều thời gian. MB cần tiếp tục đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc thẩm định: đầu tư cho hệ thống máy tính chất lượng tốt, lắp hệ thống mạng tốc độ cao, các trang thiết bị văn phòng.

Để chuẩn bị cho công tác thẩm định tập trung, MB cần đầu tư cho hệ thống

phần mềm luân chuyển hồ sơ. Hiện tại các ngân hàng áp dụng mô hình thẩm định

tập trung như ngân hàng quốc tế VIB, ngân hàng Á Châu đều đã áp dụng có hiệu

quả hệ thống này. Hệ thống luân chuyển hồ sơ trên phần mềm sẽ thực hiện nhận

và chuyển, trình hồ sơ đã được scan trên hệ thống phần mềm thay vì di chuyển và

chuyển hồ sơ bản cứng như hiện tại). Các chức năng cơ bản của hệ thống này là:

lưu được toàn bộ thông tin về khách hàng và phương án, lưu vết thông tin về thời

gian và phản hồi giữa chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định và

chuyên gia phê duyệt. Đây sẽ là cơ sở để tạo nên kho dữ liệu chung về khách hàng

của toàn bộ hệ thống ngân hàng Quân Đội. Các chi nhánh có thể tra cứu thông tin

khách hàng của các chi nhánh khác trên hệ thống phần mềm này, hạn chế đuợc rủi

ro về thiếu thông tin gây ảnh huởng đến chất luợng thẩm định.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, điều hành bao quát hệ thống ngân hàng, các chính sách, quy định của ngân hàng nhà nước đều có ảnh hưởng tới toàn bộ các khâu trong hệ thống ngân hàng.

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những chỉ đạo tín dụng phù

hợp với sự phát triển của nền kinh tế, định hướng hoạt động cho các ngân hàng thương mại để có cơ sở quyết định cho vay các dự án ngành xây lắp. Hàng năm, ngân hàng nhà nước cần đưa ra các báo cáo ngành, từ đó ngân hàng thương mại có thông tin về tình hình phát triển của từng ngành kinh tế để có định hướng riêng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức thẩm định. Ngân hàng nhà nước nên ban

hành một khung sườn cho công tác thẩm định, không nên quá chi tiết, sẽ dẫn đến

sự thiếu linh hoạt trong thẩm định bởi mỗi một loại phương án vay vốn có đặc điểm riêng, đặc điểm này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới công tác thẩm định.

Thường xuyên hỗ trợ công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định cho các ngân hàng thông qua các lớp đào tạo, các khóa huấn luyện nghiệp vụ, mời các chuyên gia từ các ngân hàng nước ngoài về giảng dạy để học tập kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ thẩm định của các ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín

dụng.

Hiện thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua v n chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

•Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục thống kê, các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nuớc, liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nuớc ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nuớc ngoài có ý định đầu tu tại Việt Nam.

• Từng buớc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động, tuyển chọn, nâng cao trình độ cho các cán bộ CIC,

• Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo huớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

3.3.3. Kiến nghị đối với chính phủ, các bộ, ngành có liên quan

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động

xây lắp. Hiện tại, hệ thống các văn bản pháp lý về xây dựng có quá nhiều, có

những văn bản còn chồng chéo lên nhau và chua cập nhật với thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần có những sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong việc ra các văn bản luật. Đồng thời thực hiện phân cấp quản lý đầu tu, quy

định rõ trách nhiệm của từng khâu trong việc quản lý nhà nuớc về xây dựng.

Thứ hai, tăng cường rà soát và giám sát chặt chẽ các công trình, dự án

đang thực hiện và dự định thực hiện đầu tu từ nguồn vốn ngân sách nhà nuớc đảm bảo hiệu quả đầu tu. Khắc phục tình trạng đầu tu dàn trải, kiên quyết không quyết định đầu tu đối với các công trình chua chắc chắn về nguồn vốn, tránh tình trạng các công trình đầu tu dở dang, kéo dài, hoặc không phát huy hiệu quả đầu tu, lãng phí vốn nhà nuớc. Đồng thời, cần quy định rõ nguời có thẩm quyền quyết định đầu tu nếu làm sai pháp luật, không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do quyết định không đ ng gây ra.

- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi qui định về giải phóng mặt bằng: Cần có các điều khoản bắt buộc về tái định cu cho nguời bị thu hồi đất, đồng thời bảo đảm các điều kiện sống cho họ trong thời gian chua đuợc tái định cu. Đối với đất thu

hồi phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, phải có các điều khoản quy định

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w