Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 52)

Hiện ngân hàng Quân đội đang áp dụng mô hình thẩm định tín dụng tập trung chưa hoàn chỉnh. Công tác thẩm định được phân theo trục dọc, có nghĩa là

nhân sự tại các bộ phận thẩm định tại chi nhánh đều trực thuộc Khối thẩm định của Hội sở. Điều này gi p cho công tác thẩm định được khách quan và độc lập hơn. Tuy nhiên, Bộ phận Thẩm định lại được đặt ở Chi nhánh và chịu sự quản lý

của Giám đốc Chi nhánh do đó trên thực tế, trong nhiều trường hợp công tác thẩm định v n bị phụ thuộc vào một số yếu tố như quan điểm tín dụng của từng

chi nhánh, khẩu vị rủi ro của người đứng đầu chi nhánh. Việc phê duyệt tín dụng

thuộc trách nhiệm của các cá nhân nhóm cá nhân sau: Giám đốc chi nhánh đối với các khoản cấp tín dụng có giá trị trong thẩm quyền của mình, Giám đốc Khối

đối với những khoản cấp tín dụng vượt mức giám đốc chi nhánh, cấp tiếp theo là

và phê duyệt vẫn chưa được tách biệt để đảm bảo tính khách quan trong việc phê

duyệt khoản vay. Từ việc nghiên cứu mô hình thẩm định của các ngân hàng có thể rút ra một số bài học đối với các Ngân hàng quân đội như sau.

Một là, Mô hình cần tách biệt bộ phận ra quyết định tín dụng độc lập

với khâu bán hàng, triển khai đồng bộ việc chia tách này từ cấp ra quyết định tín dụng cao nhất tại Trụ sở chính đến cấp thấp nhất tại chi nhánh.

Hai là, Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện

đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng đồng thời giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn ngân hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng.

Ba là, Ngân hàng cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín

dụng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo và chủ động trong quá trình cho vay của họ.

Bốn là, Ngân hàng cần xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế,

chính sách tín dụng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề, đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và bền vững.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp xây lắp tiềm ần nhiều rủi ro xuất phát từ chính đặc điểm của sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Với ngân hàng, để giảm thiểu rủi ro đối với loại hình cho vay DNXL việc cần làm là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định. Do đó, chuơng 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đặc điểm cấp tín dụng cho DNXL, nội dung cơ bản của công tác thẩm định, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố làm ảnh huởng đến chất luợng thẩm định.

Chuơng 1 của luận văn chính là cơ sở lý luận, làm căn cứ để đánh giá thực trạng chất luợng thẩm định trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, từ đó đánh giá các kết quả đã đạt đuợc, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w