Thứ nhất, đổi với công tác thẩm định năng lực pháp lý, uy tín tích cách của doanh nghiệp. Các cán bộ tín dụng cần yêu cầu tất cả các doanh nghiệp,
kể
cả các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, phải cung cấp
đầy đủ giấy tờ chứng minh năng lực pháp lí (đăng ký kinh doanh và điều lệ thay
đổi) để tránh rủi ro không đáng có cho ngân hàng. Đặc biệt, các cán bộ tín dụng
cũng cần xem xét, kiểm tra một cách kỹ lưỡng các giấy tờ này có phù hợp với nhau hay không. Ví dụ như công ty thay đổi đăng ký kinh doanh do thay đổi các
viên cũ thì phải yêu cầu khách hàng cung cấp lại điều lệ hiện hành. Bên cạnh đó,
CVTĐ cần xác định xem nguời ký kết văn bản với MB có đúng thẩm quyền và phù hợp với quy định quản lý của chính Doanh nghiệp đó và Luật Doanh Nghiệp hay không. Ví dụ đối với Công ty cổ phần, việc xác định danh sách thành viên hội đồng quản trị sẽ đuợc thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thuờng niên hoặc bất thuờng. Do đó, CVTĐ nên yêu cầu khách hàng cung
cấp Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất có nội dung về việc bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. CVTĐ cần xác định số luợng các thành viên trong Hội đồng quản trị thông qua phuơng án vay vốn, thế chấp tài sản đã đạt mức tối thiểu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hay chua. Nếu
các doanh nghiệp cung cấp thiếu các giấy tờ này thì cán bộ tín dụng phải yêu cầu
khách hàng nhanh chóng hoàn tất bộ hồ sơ pháp lí truớc khi quyết định cho vay.
Chỉ khi các ngân hàng xác định đuợc chắc chắn khả năng pháp lí của doanh nghiệp thì mới đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm truớc pháp luật của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Thứ hai, công tác thẩm định môi trường kinh doanh cần được coi trọng đúng mức. Vì sự hoạt động của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào
bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thuộc về môi truờng hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thu thập các thông tin về ngành mà doanh nghiệp hoạt động nhu: hệ số sinh lời, các chỉ số về chi phí, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành... để từ đó có thể đua ra những thông tin đầy đủ hơn về doanh nghiệp nhu: lợi thế, khó khăn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, hiệu quả hoạt động kinh doanh... Các chỉ tiêu này không chỉ có ích cho Ngân Hàng mà còn giúp cho các nhà đầu tu xác định phuơng huớng kinh doanh của mình. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xây dựng đuợc một hệ thống tiêu chuẩn trung bình cho các ngành để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp.
Thứ ba, chi nhánh cần nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính.
Đối với thẩm định tài chính của khách hàng vay vốn thì yêu cầu cán bộ thẩm định phải có một trình độ nhất định về chuyên môn để có thể khai thác đuợc các thông tin về khách hàng thông qua các báo cáo tài chính và các sổ sách kế toán. Việc phân tích thông tin tài chính là công việc quan trọng và rất cơ bản của cán bộ tín dụng, vì đây là cơ sở cung cấp cho cán bộ tín dụng về tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc nắm bắt các yêu cầu và kỹ thuật phân tích thông tin tài chính có tầm quan trọng rất lớn đối với cán bộ tín dụng.
Để khai thác đuợc các thông tin hữu ích thì truớc hết các bộ thẩm định phải xác minh tính chính xác và độ tin cậy của các số liệu. Các số liệu này phải phản ánh đ ng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng ít nhất ba năm liên tục truớc thời điểm vay vốn. Trên cơ sở các thông tin khai thác đuợc từ các báo cáo, sổ sách thì cán bộ thẩm định cần phải điều tra thực tế tại cơ sở sản xuất để đánh giá tính hợp lý của các khoản mục trong sổ sách. Từ đó tiến hành phân tích để đua ra các quyết định cho vay hay giải ngân.
Hiện nay, công tác phân tích tài chính đã có những tiến bộ trong việc phân tích các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính cần thiết khác. Tuy nhiên, việc phân tích báo cáo luu chuyển tiền tệ vẫn chua đuợc coi trọng. CBTD không nên xem nhẹ việc phân tích báo cáo này bởi phân tích báo cáo luu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá đuợc năng lực quản lý ngân quỹ của nhà quản trị doanh nghiệp, điều này có ý nghĩa trong việc khẳng định khả năng thanh toán trong tuơng lai của khoản vay.
3.2.2. Nâng cao khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro của phương án
Về xác định tính hợp lý của bảng dự toán, CVTĐ không nên hoàn toàn phụ thuộc vào số liệu do khách hàng cung cấp. CVTĐ cần nâng cao năng lực
và kiến thức trong lĩnh vực xây dựng, yêu cầu khách hàng cung cấp bảng dự toán có xác nhận của Chủ đầu tu để xác định chính xác chi phí cần thiết cho công trình. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng, không phải khách hàng nào cũng có thiện chí cung cấp hồ sơ này cho ngân hàng, CVTĐ có thể tận dụng dữ liệu từ chính kho dữ liệu của chi nhánh, lựa chọn các bảng dự toán của các công trình có tính chất tuơng tự mà khách hàng hoặc các DNXL khác đã thực hiện thành công hoặc so sánh với suất vốn đầu tu xây dựng công trình theo quy định của nhà nuớc để tham khảo và xác định tỷ trọng các loại chi phí hợp lý.
Bên cạnh đó, CVTĐ không nên áp đặt công thức 90/50 cho toàn bộ các doanh nghiệp xây lắp, cần phải nghiên cứu đặc thù tính chất của từng loại hình xây lắp nhu: xây dựng cầu đuờng, xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, công trình thủy điện, xây lắp điện... để thiết kế phuơng án quản lý phù hợp.
Việc quản lý tiến độ thực hiện dự án là yếu tố quan trọng để xác định đuợc thời gian thanh toán của Chủ đầu tu cho khách hàng, là cơ sở để khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đặc thù sản phẩm xây lắp khó kiểm tra tiến độ, nhất là phần sản luợng dở dang. Vì vậy, chuyên viên QHKH và Chuyên viên thẩm định cần kết hợp kiểm tra thực tế và sự phù hợp sổ sách của khách hàng nhu sau:
- Thực hiện theo dõi và tổng hợp tất cả các chi phí đã đua vào công trình:
Chi phí nhân công (bảng luơng), chi phí máy móc (thuê máy móc, khấu hao), chi
phí nguyên vật liệu (hợp đồng mua bán, hóa đơn).
- Thu thập các hợp đồng, hóa đơn, hồ sơ, chứng từ khác.. ..đối với hạng mục chiếm tỷ trọng từ 10% trở lên trong báo cáo sản luợng của khách hàng (đảm bảo phải có hợp đồng, hóa đơn, hồ sơ, chứng từ để xác định 50% giá trị trở lên trong báo cáo sản luợng của khách hàng hoặc 1 t lệ khác phụ thuộc
theo khẩu vị rủi ro của chi nhánh).
- Kiểm tra sổ sách của công ty, chi tiết các tài khoản phản ánh việc sử dụng vốn vay như: sổ tiền mặt, sổ vay ngân hàng, thành phẩm tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí dở dang; Kiểm tra xem khoản vay có được nhập quỹ tiền mặt và có được theo dõi trên sổ quỹ hay không? Kiểm tra mục chi và chứng từ kèm theo để xem khoản vay được chi cho mục đích gì và có đúng với mục đích sử dụng vốn vay đã được thoả thuận như trong hợp đồng tín dụng hay không?
- Kiểm tra tình hình thi công thực tế (thể hiện ở nhật ký thi công công trình) so với báo cáo kế hoạch thi công và kết hợp kiểm đếm máy móc, nhân công trên công trường, kiểm tra báo cáo hàng tồn kho của công trường (để xác định tình hình dự trữ nguyên vật liệu), khai thác thông tin từ cán bộ quản lý công trình, chủ nhiệm công trình và ban quản lý dự án, đội trưởng đội thi công về sản lượng đã báo cáo, tư vấn giám sát công trình để nắm bắt tiến độ thi công.
Ngoài ra, để nâng cao năng lực phát hiện và phòng ngừa rủi ro, Bộ phận Thẩm định và Phòng Khách hàng doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng và tổng hợp các bài học kinh nghiệm từ các trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn của DNXL tại Chi nhánh và tham khảo từ các chi nhánh khác, trong đó phân tích rõ nguyên nhân xảy ra quá hạn là do khách hàng, hay thiết kế quản lý phương án không hợp lý, hay bất ổn của thị trường.... Mục đích của việc này để hạn chế việc chi nhánh mắc phải các lỗi thường gặp và, gây ra những hậu quả lớn cho MB.
3.2.3. Nâng cao chất lượng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin
Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định. Nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và nhất quán thì công tác thẩm định mới đạt kết quả cao và hạn chế được rủi ro xảy ra. Do đó, nâng cao chất lượng thu thập và xử lý
thông tin là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
Đổi với nguồn th ồng tin khách hàng C ung cấp: Để các thông tin được
đầy đủ theo yêu cầu, Bộ phận Thẩm định Chi nhánh cần xây dựng danh sách chuẩn các hồ sơ, và thông tin cần thiết cho công tác thẩm định (gọi là checklist). Có như vậy thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ không phải bổ sung nhiều lần và cán bộ thẩm định có thể nhanh chóng bắt tay vào việc thẩm định, tiết kiệm được thời gian chờ đợi bổ sung hồ sơ. Ngoài những thông tin trên hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định có thể chủ động khai thác thêm thông tin từ việc đi thực tế dự án, phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng. Từ đó phát hiện ra những mâu thu n đồng thời kiểm tra lại mức độ tin cậy của khách hàng để có những giải pháp xử trí hợp lý. Để có thể khai thác tối đa nguồn thông tin này, cán bộ thẩm định cần có kỹ năng phỏng vấn khách hàng, điều này được trau dồi qua thời gian và kinh nghiệm, đồng thời xem xét kỹ hồ sơ, đưa ra các câu hỏi trước khi gặp gỡ khách hàng và đi thực tế dự án. Câu hỏi đặt ra đảm bảo là những câu hỏi mở.
- Đổi với th ồng tin từ hồ sơ sổ sách của ngân hàng: Ngân hàng nên thành lập một bộ phận chuyên phụ trách thu thập, lưu trữ thông tin (báo cáo thẩm định và báo cáo đề xuất bản cứng và bản mềm) để đánh giá khách hàng một cách có hệ thống. Thông tin thu thập cần được tổng hợp và phân loại thành từng nhóm khách hàng theo các tiêu chí như quy mô doanh thu, tính chất các công trình thực hiện (xây dựng dân dụng; công nghiệp; giao thông; thủy lợi; hạ tầng kỹ thuật...), đặc điểm nguồn vốn các công trình thực hiện... Đối với các khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, cần lưu trữ từ các lần quan hệ tín dụng trước đó của khách hàng để khi cần cán bộ thẩm định có thể sử dụng một cách thuận tiện. Công việc lưu trữ, đánh giá khách hàng cần tiến hành thường xuyên và phân loại theo các tiêu chí khác nhau để dễ tra
cứu. Có thể phân công riêng một cán bộ có trình độ nghiệp vụ và được đào tạo về thu thập và xử lý thông tin để phụ trách việc này, các cán bộ khác có trách nhiệm hỗ trợ.
Trên cơ sở hệ thống lưu trữ thông tin của bộ phận Thẩm định, bộ phận nên tự tổng hợp thành báo cáo ngành XDCB để làm định hướng trong công tác thẩm định và lựa chọn khách hàng phù hợp. Báo cáo ngành cần phải được cập nhật tối thiểu 6 tháng/lần và nêu ra được các thông tin sau:
- Thông tin về ngành: Cần chi tiết theo 5 nhóm ngành chính của lĩnh vực xây dựng cơ bản như: công trình dân dụng (nhà ở, nhà chung cư, công trình công cộng); công trình công nghiệp; công trình giao thông (cầu, đường...); công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước...) Một số đặc điểm của ngành, thuận lợi và khó khăn của ngành, tình hình hoạt động trong những năm gần đây và triển vọng ngành, top những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành.
- Một số rủi ro trong quá trình tài trợ: Rủi ro liên quan đến nguồn vốn thực hiện, sự biến động của đầu vào, công tác quản lý khoản vay,...
- Kiến nghị và đề xuất trong quá trình thẩm định khách hàng: đối tượng ưu tiên tài trợ, một số điều kiện áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro đối với phương án cấp tín dụng của khách hàng.
3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Hoạt động cho vay đối với DNXL là một hoạt động tín dụng khá phức tạp
đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở MB cho thấy thường một
cán bộ mới phải mất tối thiểu 3 năm mới có khả năng nắm bắt và triển khai công
việc của hoạt động tín dụng đối với DNXL. Để nâng cao chất lượng cho vay đối
với DNXL, MB Hoàng Quốc Việt có thể thực hiện các giải pháp như sau: Chi nhánh cần tuyển thêm và đề xuất với Khối nhân sự về việc tăng định biên cho Bộ phận Thẩm định. Việc có một số lượng nhân sự đầy đủ sẽ
phần nào làm giảm áp lực kinh doanh cũng như áp lực thẩm định đối với các chuyên viên, từ đó, tạo cho nhân viên thái độ thoải mái hơn trong công việc, họ sẽ có thời gian để tự nâng cao quy trình nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết khác để hoàn thiện bản thân, phục vụ tốt hơn các công việc đang làm.
Khâu tuyển dụng nguồn nhân lực: cần tuyển dụng những người có năng
lực thực sự, có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng tổng hợp: am hiểu
thị trường, kỹ thuật, nhân sự, xây dựng cơ bản, tài chính doanh nghiệp, và am hiểu pháp luật... Bên cạnh đó cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao.
Chế độ đãi ngộ: muốn giữ chân người tài, cán bộ thẩm định tâm huyết
với công việc thì việc tăng chế độ đãi ngộ là cần thiết như: tăng lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp.
Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp V ụ cho cán bộ thẩm định: định kỳ
tổ chức các lớp học đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ. Các lớp học nên được tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và tổ chức vào thời gian thích hợp. Ngoài ra có thể mời thêm những người có kinh nghiệm ở ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nhà nước, bộ tài chính. tham gia hướng d n đóng góp ý kiến trong quá trình thẩm định để ngày càng hoàn thiện hơn.
Thườmg Xuyên tập hợp các sáng kiến, đề Xuất có giá trị: việc tập hợp
các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác thẩm định là cần thiết, giúp cán bộ thẩm định có thể tham khảo, đúc rút kinh nghiệp làm cơ sở để nâng cao kỹ năng thực hành.
3.2.5. Giải pháp về đo lường rủi ro tín dụng
Công việc đo lường rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thông qua hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ chưa được coi trọng đ ng mức. Các chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định thường có xu hướng cho điểm chủ quan đối
với các yếu tố định tính để nâng mức điểm xếp hạng tối đa nhằm có thể áp dụng
mức lãi suất cho vay thấp nhất cho khách hàng. Điều này khiến cho kết quả