Nguyên nhân củanhững tồn tại

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107)

2.4.3.1. Từ phía ngân hàng

Thứ nhất, trình độ phân tích của cán bộ tín dụng còn yếu, tuổi nghề VCI

kinh nghiệm không cao. Hiện tại, Bộ phận Thẩm định MB Hoàng Quốc Việt

05 nhân sự. Trong đó, chỉ có Trưởng Bộ phận là người có khoảng 06 năm kinh nghiệm, 02 chuyên viên có kinh nghiệm từ 02 - 03 năm làm việc tại MB, 02 chuyên viên có kinh nghiệm từ 01-02 năm. Các chuyên viên QHKH chủ yếu là

sinh viên mới ra trường hoặc có 01 - 02 năm kinh nghiệm làm việc, người nhiều

kinh nghiệm nhất làm việc khoảng 05 năm tại MB. Hầu hết các cán bộ tín dụng

đều được đào tạo từ các trường kinh tế do vậy có kiến thức chuyên môn trong phân tích tài chính. Tuy nhiên, kiến thức thực tế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

chưa nhiều do đó không tránh khỏi việc xem xét một số dự án mang tính chất duy ý chí nhiều, trong nhiều trường hợp, đôi khi phân tích và nhận định khách hàng hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin.

Thứ hai, công tác tổ chức thẩm định chưa hợp lý.

- Mặc dù, hiện tại ở Chi nhánh đã có bộ phận thẩm định chuyên trách công tác thẩm định, tách khỏi hoàn toàn và đưa ra ý kiến độc lập đối với đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, hiện cán bộ thẩm định chưa được phân công thẩm định hồ sơ chuyên sâu theo ngành nghề, và theo từng đối tượng khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả công việc.

- Số lượng Chuyên viên QHKH tại Chi nhánh hiện là 25 người, gấp 5 lần so với Chuyên viên Thẩm định. Với tình trạng số lượng chuyên viên thẩm định tín dụng quá ít so với số lượng Chuyên viên Quan hệ Khách hàng như trên, đồng nghĩa đồng nghĩa với việc một Chuyên viên thẩm định phải xử lý một số lượng hồ sơ tín dụng quá lớn khiến cho chất lượng thẩm định chưa được tập trung đẩy mạnh. Do số lượng hồ sơ cần xử lý quá lớn khiến cho các Chuyên viên không có nhiều thời gian để tự trau dồi các kiến thức nghiệp vụ thẩm định tín dụng, nghiệp vụ quản lý rủi ro. Điều này d ẫn đến chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao, gây ra một số phương án vừa được phê duyệt cho vay đã chuyển nợ quá hạn ngay ở kỳ trả nợ đầu tiên.

- Ngân hàng Quân Đội đang thực hiện mô hình thẩm định tập trung chưa hoàn chỉnh. Bộ phận Thẩm định được đặt ở Chi nhánh và chịu sự quản lý của Giám đốc Chi nhánh do đó trên thực tế, trong nhiều trường hợp công tác thẩm định v n bị phụ thuộc vào một số yếu tố như quan điểm tín dụng của từng chi nhánh, khẩu vị rủi ro của người đứng đầu chi nhánh. Do vậy, chức năng kinh doanh và phê duyệt vẫn chưa được tách biệt để đảm bảo tính khách quan trong việc phê duyệt khoản vay.

- MB chưa quy trách nhiệm và ra chế tài cụ thể đối với từng Cán bộ tín dụng (chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định, chuyên viên hỗ trợ) để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu theo từng khoản vay. Chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn được phân bổ đều cho từng nhân viên trong Chi nhánh khi xem

xét đánh giá xếp loại cuối kỳ. Biện pháp chưa mạnh, chưa dứt khoát nên CBTD chưa thực sự có trách nhiệm đối với đồng vốn ngân hàng.

Thứ ba, hạn chế về nguồn th ông tin thẩm định. Hiện tại, nguồn thông

tin hầu hết là do khách hàng cung cấp hoặc trung tâm thông tin tín dụng CIC. Thông tin từ nguồn báo chí, mạng internet thì không ổn định và độ tin cậy không cao. Thái độ hợp tác của ban lãnh đạo, kế toán trưởng các doanh nghiệp vay vốn vẫn chưa nhiệt tình. Việc đánh giá tính trung thực thông tin qua điều tra phỏng vấn đôi lúc gặp khó khăn do khách hàng cố tình che đậy thông tin. Điều này gây sự bất lợi cho quá trình thẩm định vì thông tin thẩm định là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định.

Mặt khác, việc tổng hợp thống kê số liệu, thu thập thông tin về cho vay DNXL vẫn chưa được tiến hành định kỳ, thông thường chỉ tập trung vào một số thời điểm nhất định để phục vụ cho công tác làm báo cáo đột xuất hay phục vụ cho các hội nghị tín dụng. Vì vậy, thông tin cập nhật còn mang tính chắp vá, chưa thành hệ thống liên tục nên các nhận định, đánh giá đôi khi còn phiến diện. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đủ năng lực để chọn lọc, xử lý thông tin có hiệu quả trong thẩm định dự án cho vay

Thứ tư, công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ.

Mặc dù ngân hàng đã đầu tư, đổi mới công nghệ, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng song hệ thống công nghệ còn chưa đồng bộ. Đặc biệt, công nghệ phục vụ cho phát triển thông tin tín dụng chưa hỗ trợ nhiều cho công tác tín dụng, do đó việc thu thập, xử lý thông tin cho hoạt động tín dụng còn nhiều yếu kém như:

MB chưa xây dựng được kho thông tin tổng thể về khách hàng trên toàn hệ thống khiến cho việc tìm kiếm thông tin về các khách hàng và đối tượng có liên quan có quan hệ tại Chi nhánh khác của MB sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh đó, trong nội bộ Chi nhánh, khi có sự thay đổi nhân

sự đột xuất, việc tiếp nhận lại thông tin từ nhân sự cũ sẽ gặp nhiều khó khăn do không có kho cơ sở dữ liệu chung.

Thứ năm, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng định kỳ của các Khách

hàng

là một công việc quan trọng nhằm rà soát lại tình hình thực tế của các khách hàng

Chi nhánh đã cấp tín dụng, tuy nhiên các Chuyên viên Quan hệ Khách hàng cũng

nhu các Chuyên viên thẩm định của Chi nhánh chưa đánh giá được tầm quan trọng của công việc này, dẫn đến việc chấm điểm xếp hạng tín dụng định kỳ không phản ánh được đúng tình trạng tín dụng của Khách hàng, của phương án

vay tại thời điểm chấm điểm xếp hạng. Điều này dẫn đến kết quả chấm điểm không có nhiều ý nghĩa, đồng thời gây lãng phí về thời gian và công sức.

2.4.3.2. Từ phía doanh nghiệp xây lắp

- Tình hình tài chính của phần lớn các DNXL còn yếu. Vốn chủ sở hữu DNXL có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay. Hiệu quả kinh doanh thấp, số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều, các doanh nghiệp có lãi thì lãi đạt được cũng thấp. Các DNXL thiếu vốn để đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực thi công nên gặp khó khăn trong việc tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao. Vốn luân chuyển chậm nên nhu cầu vay vốn cao. Khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không theo kịp đòi hỏi của kinh tế thị trường. Khả năng sử dụng và quản lý khoản vay của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số DNXL khi vay lập dự án kinh doanh hiệu quả nhưng do không tính hết sự biến động của thị trường nên khi tiến hành thi công công trình chi phí thi công tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, xu thế chung hiện nay, các DNXL sau thời gian đầu hoạt động có hiệu quả, có nền tảng cơ bản về sản xuất, thị trường đầu vào, đầu ra thường có xu hướng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư bất động sản, thủy điện... nhằm đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tăng

năng lực tài chính. Tuy nhiên, khi DNXL hoạt động đa lĩnh vực, việc thẩm định, đánh giá phương án SXKD/dự án đầu tư, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền thanh toán của Ngân hàng đối với khách hàng sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi thường xuyên và chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo đánh giá đúng về năng lực tài chính, khả năng thực hiện phương án SXKD/dự án đầu tư của khách hàng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, thu nợ kịp thời.

- Báo cáo tài chính của nhiều đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của DNXL. Báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu đầu tiên để ngân hàng căn cứ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính không chính xác đã cung cấp thông tin sai lệch cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.

- DNXL thường hoạt động trên nhiều địa bàn, việc nắm bắt thông tin gặp khó khăn: Do đặc thù của các DNXL là phải thi công các công trình nên địa bàn hoạt động của DNXL rất rộng, nhiều doanh nghiệp còn có trụ sở chính khác địa bàn của chi nhánh ngân hàng cho vay nên việc nắm bắt thông tin về doanh nghiệp đôi khi không kịp thời, việc quản lý, giám sát công trình, kiểm tra sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.

- Bị các chủ đầu tư chiếm dụng vốn: Sau khi hoàn thành công trình, các DNXL phải chờ thanh toán của chủ đầu tư. Việc thanh toán này thường chậm so với thỏa thuận gây khó khăn cho DNXL trong việc trả nợ ngân hàng.

- Yếu tố đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một số DNXL sử dụng vốn vay sai mục đích, có hành vi lừa đảo hay chây ỳ, không chịu trả nợ, gây khó khăn cho ngân hàng.

2.4.3.3. Nguyên nhân khác

Thứ nhất, hạn chế nguồn th ồng tin từ các cơ q uan uy tín

hạn chế. Những thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng.. .có ảnh huởng tực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thuờng không đuợc công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác đuợc ảnh huởng của các sự kiện đó đối với hoạt động của khách hàng.

- Thông tin về doanh nghiệp và ngân hàng: Hiện nay ở Việt Nam chua có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu một phần rủi ro.

- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng nhà nuớc. CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dụ báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho Ngân hàng nhà nuớc, các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài nuớc. CIC đã đạt đuợc những kết quả buớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dung nhung chua phải là cơ quan định mức tín dụng doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật do toàn bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các tổ chức tín dụng khai báo, nếu không khai báo thì không có số liệu cung cấp.

Thứ hai, môi trường pháp lý còn bất cập. Hành lang pháp lý trong hoạt

động tín dụng, hoạt động xây dựng cơ bản của Nhà nuớc, các Bộ ngành chua thật sự đồng bộ, các văn bản huớng dẫn chua vào cuộc sống dẫn đến bất cập khi triển khai. Chẳng hạn nhu: Quy trình quản lý dự án còn phức tạp, ruờm rà, theo quy chế hiện hành, công tác quản lý đầu tu và xây dựng đuợc thực hiện thông qua nhiều cấp kiểm tra, xét duyệt, quyết định. Cần nghiên cứu để giảm đến mức tối thiểu các cấp trung gian liên quan trực tiếp tới việc kiểm tra, giám sát, xét duyệt, quyết định đối với các dự án đầu tu.

Thứ ba, công tác giải phóng mặt bằng cũng Ia một trong những vướng mắc trong quản lý đầu tư va xây dựng. Nhiều công trình đã được triển khai

nhưng do quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, xảy ra khiếu kiện, làm chậm tiến độ công trình, khiến cho các doanh nghiệp thực hiện thi công gặp khó khăn khi vẫn phải trả nợ ngân hàng.

Thứ tư, tin h trạng đầu tư dan trải, ngu on von ch o XDCB không cân

đối

được dẫn đến nhiều công trình thi công xong nhưng vẫn phải “nằm” chờ vốn: Việc phê duyệt quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền chưa căn cứ vào khả năng cân đối vốn, công tác kiểm tra, giám sát không thường xuyên... nên tình hình đầu tư phân tán, dàn trải còn phổ biến, số công trình dở dang chưa có vốn còn nhiều, nhưng đã bố trí hàng loạt công trình khởi công mới. Hiện chưa có các quy định cụ thể chi tiết, thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm bảo đảm vốn đối với các đối tượng liên quan đến việc lập, phê duyệt dự án. Hiện nay, ngoài một số các công trình lớn mang tính trọng điểm quốc gia được thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thì đa số các công trình hạ tầng cơ sở tại các tỉnh, thành phố có nguồn từ ngân sách địa phương.

Thứ năm, biến động bất ổn của nền kinh tế. Trong thời gian gần đây,

vấn đề lạm phát, biến động giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường như xi măng, sắt, thép, xăng dầu... là nguyên nhân làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp xây lắp. Ngoài ra thị trường vật liệu xây dựng trong nước còn kém phát triển, thiếu đồng bộ, chưa có quy hoạch cụ thể nên có giai đoạn cung không đáp ứng được cầu, giá cả leo thang gây khó khăn cho hoạt động của DNXL. Những biến động này là rủi ro bất khả kháng và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DNXL.

t>õì tác đâu tu* So dựán Tống vốn dâng ký(triệu USD) Nhât Bán 2.381 36.202 Hàn Quõc 3.930 32.845 ×inh-ga-po 1.300 30.805 Đái Loan 2.325 27.907 VutJng qυδc Anh 541 17.727 Hông Kóng 838 13.633 Hoa Kỳ 703 10.736 Ma-lai-xi-a 470 10.596 Trung Quỗc 1.056 7.884 Thãi Lan 361 6.527 TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tại chương 2, luận văn đã đánh giá được tổng quan về các hoạt động chính của ngân hàng như về nguồn vốn, cho vay, doanh thu của MB Hoàng Quốc Việt, từ đó thấy được những bước phát triển của chi nhánh trong những năm gần đây. Đóng góp cho thành công chung đó là mảng hoạt động thẩm định DNXL của chi nhánh cũng có những bước tiến đáng kể, từ đó làm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đối với đối tượng DNXL vẫn nằm trong giới hạn an toàn của Ngân hàng Quân Đội.

Bên cạnh đó, Học viên đã phân tích cụ thể thực trạng công tác thẩm định trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp và chất lượng của công tác thẩm định. Từ đó, luận văn đã nêu lên được những kết quả đạt được của công tác thẩm định DNXL, góp phần quan trọng vào sự phát triền của Chi nhánh. Song song với đó, luận văn cũng phân tích các mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định và nguyên nhân của các hạn chế đó.

Trước những kết quả và hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp, Chi nhánh cần có các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Xu thế biến động nền kinh tế và nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp xây lắp trong tương lai

Năm 2014-2015, tình hình hoạt động của ngành xây dựng đã có những

Một phần của tài liệu 0235 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w