c. Phương thức ghi sổ
1.1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Trong TTQT nói chung, đặc biệt trong thanh toán ngoại thương hình thức thanh toán bằng L/C được sử dụng rất phổ biến.
Thư tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người được hưởng (Người xuất khẩu) một số tiền nhất định trong thời hạn quy định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung, điều kiện ghi trong thư tín dụng.
Theo điều 2, UCP600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng chứng từ là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành (NHPH) để thanh toán khi xuất trình phù hợp ”. [12] So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm
- Đối với người xuất khẩu: được NHPH (không phải người nhập khẩu) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.
- Đối với người nhập khẩu: được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.
Rõ ràng là, người nhập khẩu có cơ sở tin chắc rằng, NHPH sẽ không trả tiền trước khi người xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi người xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng; còn người xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu trao cho NHPH bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Như vậy, phương thức L/C đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, đây là ưu điểm vượt trội của
Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
(0) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
(1) Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, làm đơn đề nghị mở thư
tín dụng, trong đó người thụ hưởng là nhà xuất khẩu rồi gửi đến ngân hàng
phục vụ mình.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, NHPH mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (3) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của NHPH, thông báo L/C bằng
(4) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, nếu chấp nhận
nội dung L/C đã mở thì nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng, nếu có bất
đồng thì
yêu cầu nhà nhập khẩu thay đổi.
(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh
toán gửi về ngân hàng được chỉ định để yêu cầu thanh toán.
(6) Ngân hàng được chỉ định tiến hành xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C. (7) Ngân hàng được chỉ định chuyển bộ chứng từ cho NHPH L/C yêu cầu
thanh toán.
(8) NHPH kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều
kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán.
(9) NHPH thông báo cho nhà nhập khẩu biết bộ chứng từ đã tới và đề nghị họ
thanh toán.
(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, ngân hàng sẽ giao bộ
chứng từ cho họ đi nhận hàng.