VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘ
3.3.1.3 Có cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng khuyến khích và tạo điều
chỉnh hoạt động TTQT gây ra rất nhiều bất lợi cho ngân hàng trong nước khi có tranh chấp xảy ra. Các NHTM khi hoạt động TTQT đều áp dụng các tập quán và thông lệ quốc tế mà những tập quán, thông lệ này cũng chỉ có giá trị khi có dẫn chiếu tới. Bởi vậy cần sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
Ban hành Luật ngoại hối
Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản về quản lý ngoại hối, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung ban hành năm 2013. Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến ngoại hối, sử dụng ngoại hối lại được quy định tại các văn bản pháp lý cao hơn như Luật Dầu khí, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước... dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách, quy định về quản lý ngoại hối chưa cao. Vì vậy, cần phải có văn bản về quản lý ngoại hối có giá trị pháp lý cao hơn là Luật ngoại hối để tăng hiệu lực thực thi các chính sách về quản lý ngoại hối.
3.3.1.3 Có cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng khuyến khích và tạođiều điều
kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển
Thị trường ngoại hối có vai trò bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thanh toán XNK phát triển. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK luôn phát sinh
nhu cầu mua - bán ngoại tệ để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: khi nhập khẩu, họ có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng và khi xuất khẩu họ lại có nhu cầu bán ngoại tệ nhận nội tệ để trang trải chi phí đầu vào cho xuất khẩu. Như vậy, hoạt động XNK luôn gắn liền với hoạt động của thị trường ngoại hối. Như đã phân tích, thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay còn rất sơ khai, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu là nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot), các nghiệp vụ phái sinh như: nghiệp vụ kỳ hạn (Forward), nghiệp vụ quyền chọn (Option), nghiệp vụ hoán đổi (Swaps), nghiệp vụ tương lai (Futures) phát sinh rất ít hoặc chưa phát sinh. Để thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển và sôi động hơn, góp phần phát triển kinh tế đất nước thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối là rất cần thiết. Nó không những giúp cho hoạt động này phát triển đáp ứng được yêu cầu hội nhập mà còn giúp cho hoạt động XNK phát triển mạnh hơn, nhờ đó mà phát triển được hoạt động TTQT của các NHTM. Vì vậy, một cơ chế, chính sách thông thoáng của Chính phủ về điều hành hoạt động thanh toán XNK, cùng với một cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh sẽ hỗ trợ cho hoạt động TTQT và nâng cao được chất lượng của hoạt động này.