Quan điểm hiệu quả, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33)

đến hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.3.2.1. Quan điểm về hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại

Khái niệm hiệu quả có thể hiểu là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do đó nâng cao hiệu quả nghĩa là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế trước, trong và sau quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả khi với một cơ cấu hợp lý, có thể bao quát toàn bộ nghiệp vụ tín dụng từ trước khi giải ngân cho khách hàng đến khi thu hồi nợ. Trong quá trình đó, KSNB đảm bảo cho nghiệp vụ tín dụng diễn ra chính xác, an toàn và quản lý chặt chẽ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. KSNB phải phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận và tìm cách khắc phục, đảm bảo an toàn cho tài sản và thông tin của ngân hàng.

1.3.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại

> Các chỉ tiêu định tính

Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng được cấu thành từ năm thành phần là môi trường kiểm soát, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Có thể thấy năm thành phần này chính là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và với hoạt động tín dụng nói riêng. Muốn hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng hiệu quả, nó phải có đủ năm thành phần và từng thành phần phải hoạt động hiệu quả, cụ thể là:

Môi trường kiểm soát

Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ được triển khai. Môi trường này hiệu quả nếu các nội dung sau được đảm bảo:

- Ngân hàng đã ban hành dưới dạng văn bản các quy tắc, chuẩn mực phòng ngừa ban lãnh đạo và các nhân viên lâm vào tình thế xung đột quyền lợi với ngân hàng, kể cả việc ban hành các quy định xử phạt thích hợp khi các quy tắc chuẩn mực này bị vi phạm.

- Ngân hàng đã phổ biến rộng rãi các quy tắc, chuẩn mực nêu trên, đã yêu cầu tất cả nhân viên ký bản cam kết tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực được thiết lập.

- Lãnh đạo nêu cao tấm gương về tư cách đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc đế nhân viên noi theo.

- Ngân hàng có sơ đồ tổ chức hợp lý đảm bảo công tác quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát) được triển khai chính xác, kịp thời, hiệu quả.

- Ngân hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ tín dụng hoạt động theo các chuẩn mực của kiềm toán Nhà nước và kiểm toán quốc tế. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng hoạt động hiệu quả do được trực tiếp báo cáo độc lập, cởi mở với cơ quan kiểm toán cấp trên hoặc với các lãnh đạo cao cấp.

- Ngân hàng có các văn bản quy định chung cũng như hướng dẫn cụ thể trong hoạt động quản lý tổng thể và trong hoạt động tín dụng.

- Ngân hàng có hệ thống văn bản thống nhất quy định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên nói chung và nhân viên làm việc liên quan đến tín dụng nói riêng, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích mọi người làm việc liêm chính, hiệu quả.

- Ngân hàng đã sử dụng "Bản mô tả công việc" quy định rõ yêu cầu kiến thức và chất lượng nhân sự cho các vị trí liên qua đến tín dụng.

- Ngân hàng không đặt ra những chuẩn mực tiêu chí thiếu thực tế hoặc những danh sách ưu tiên, ưu đãi, lương, thưởng... bất hợp lý nhằm hạn chế rủi ro đạo đức của nhân viên tín dụng.

- Ngân hàng đã áp dụng những quy tắc, công cụ kiểm toán tín dụng phù

hợp với những chuẩn mực thông dụng đã được chấp nhận cho loại hình hoạt động kinh doanh của mình đảm bảo kết quả kiểm toán không bị méo mó, sai lệch do sử dụng các chuẩn mực, công cụ kiểm toán không phù hợp.

Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro tín dụng được coi là có hiệu quả nếu:

- Ban lãnh đạo đã quan tâm và khuyến khích nhân viên quan tâm phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro tín dụng hiện hữu và tiềm ẩn.

- Ngân hàng đã đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro tín dụng đến một giới hạn chấp nhận nào đó hoặc ngân hàng đã có biện pháp để toàn thể nhân viên nhận thức rõ ràng về tác hại của rủi ro tín dụng cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà tổ chức có thể chấp nhận được.

- Ngân hàng đã đề ra mục tiêu tổng thể cũng như chi tiết để nhân viên tín dụng có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát được coi là hiệu quả nếu các nội dung sau được đảm bảo:

- Ngân hàng đã đề ra các định mức xác định về tài chính và các chỉ số căn

bản đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như những chỉ số quản lý khi lập kế hoạch và kiểm soát để điều chỉnh hoạt động tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra.

- Ngân hàng đã tổng hợp và thông báo kết quả hoạt động tín dụng đều đặn và đối chiếu các kết quả thu được với các định mức, chỉ số định trước để

điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

- Ngân hàng tuân thủ đúng nguyên tắc chuẩn mực trong thực hiện các hoạt

động kiểm soát: phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn.

- Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ trong ba vị trí: Cấp phép và phê duyệt, bộ phận thẩm định và bộ phận kinh doanh tín dụng được phân định độc lập rõ ràng.

- Ngân hàng đã ban hành văn bản quy định rõ ràng những ai có quyền và/ hoặc được uỷ quyên phê duyệt cấp tín dụng.

- Ngân hàng đã lưu giữ các chứng cứ dưới dạng văn bản tạo điều kiện phân định rõ ràng phần thực hiện công việc với phần giám sát tại bất kỳ thời điểm nào, kể cả việc xác định những cá nhân có tránh nhiệm về các sai phạm xảy ra.

Hệ thống thông tin và truyền thông

Hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả khi các nội dung sau lược đảm bảo:

- Ngân hàng thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền về hoạt động tín dụng.

- Hệ thống truyền thông của ngân hàng đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ quy định về tín dụng, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Ngân hàng đã thiết lập các kênh thông tin nóng (một ủy ban hay một cá nhân nào đó có trách nhiệm tiếp nhận thông tin tố giác, hoặc lắp đặt hộp thư góp ý) cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Ngân hàng đã lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu tín dụng phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của những người không có thẩm quyền.

- Ngân hàng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống thiên

tai, hiểm họa và/ hoặc kế hoạch ứng cứu sự cố mất thông tin số liệu tín dụng. ❖ Giám sát

Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng của kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc này được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục, hệ thống giám sát tín dụng hiệu quả nếu:

- Ngân hàng có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động tín dụng đã định. Khi phát hiện sai lệch, ngân hàng đã triển khai các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

- Việc kiểm toán nội bộ tín dụng được thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn thích hợp và người này có quyền báo cáo trực tiếp cho cấp phụ trách cao hơn và cho ban lãnh đạo.

- Những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được phát hiện bởi kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập được báo cáo trực tiếp và kịp thời với cấp phụ trách cao hơn, kể cả ban lãnh đạo để điều chỉnh đúng lúc.

- Ngân hàng đã yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với lãnh đạo về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các vi phạm nội quy, quy định của ngân hàng cũng như quy định của luật pháp hiện hành về tín dụng có khả năng làm giảm uy tín ngân hàng và gây thiệt hại về kinh tế.

> Các chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng chính là chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các hệ số tài chính được sử dụng phổ biến gồm có chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời và hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng

ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.

- Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ): Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của NH. Tỉ lệ an toàn là dưới 3% theo thông lệ quốc tế.

- Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng (DPRR tín dụng trích lập/Dư nợ bình

quân): Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100%

giá trị khoản vay. Như vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng

- Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng (Thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt

động): Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng thu nhập thì có bao nhiêu

đồng do tín dụng đem lại.

- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM= Thu nhập lãi thuần/Tài sản Có sinh

lãi trung bình): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín

dụng, cho biết số lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. ❖ Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

- Hiệu suất sử dụng vốn (H1 =Tong dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn

huy

động): Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư

nợ cho vay trực tiếp khách hàng.

- Hiệu suất sử dụng vốn (H2 = Tổng dư nợ cho vay/Tổng TS có): Chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng.

1.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng

Hiệu quả Kiểm tra, kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau:

Mô hình tổ chức kiểm tra, kiểm soát:

• Ban điều hành cấp cao nhất của Ngân hàng cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng và thực hiện xem xét định kỳ các chiến lược, chính sách này.

• Hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ và phổ biến chính sách phát triển tín dụng đến cấp thực hiện nghiệp vụ.

• Ban điều hành cao nhất ngân hàng luôn chú trọng đến việc hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng và phổ biến đầy đủ, kịp thời đến từng dối tượng có liên quan.

• Ngân hàng nên có bộ phận riêng biệt để quản lý thường xuyên những danh mục chứa đựng những rủi ro tín dụng khác nhau.

• Ngân hàng nên có bộ phận để giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục đầu tư tín dụng

Quy trình tín dụng chặt chẽ:

Mỗi ngân hàng thương mại đều phải thiết kế quy trình của nghiệp vụ tín dụng khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng và yêu cầu kiểm soát. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NHTM trong việc cấp tín dụng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ có tác dụng như sau:

• Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong hoạt động tín dụng được xác định rõ ràng.

• Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt

động kinh doanh.

• Quy trình tín dụng thường được NHTM cụ thể hoá thành cẩm nang, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất trong toàn ngân hàng về việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Nhờ đó, người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình để có thái độ đúng đắn trong công việc.

• Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát quá trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, các qui định cần được điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng.

Dù có sự khác nhau giữa các NHTM trong nội dung chi tiết của quy trình tín dụng do sự khác biệt về quy mô, cấu trúc các loại cho vay, năng lực đội ngũ nhân sự và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, mọi quy trình tín dụng của các NHTM đều có các bước cơ bản như sau:

- Bước 1:

S Tiếp nhận đề nghị vay vốn, hướng dẫn KH các thủ tục vay vốn. Tìm

hiểu sơ bộ về KH vay.

S Khảo sát thực trạng KH.

- Bước 2: Thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh, nhu cầu

vay và khả năng trả nợ của KH.

- Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo: định giá và xác minh hiện trạng

và các chứng từ của tài sản.

- Bước 4: Xác minh các thông tin về khách hàng và lập tờ trình thẩm

định khách hàng để trình xét duyệt về khoản vay.

- Bước 5: Trình bày kết quả thẩm định khách hàng lên các cấp có thẩm

quyền để xét duyệt về khoản vay. - Bước 6:

S Thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng.

- Bước 7: Thực hiện giải ngân theo nhu cầu sử dụng vốn vay của khách

hang

- Bước 8:

S Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

S Định kỳ kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng và tái thẩm định

tài sản đảm bảo.

- Bước 9: Quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm

trong suốt quá trình cho vay. - Bước 10:

S Theo dõi quá trình thanh toán của khoản vay.

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w