Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 53)

Tính đến 31/12/2014, MB có 224 điểm giao dịch trên toàn hệ thống (bao gồm 2 chi nhánh nước ngoài Lào, Campuchia) với 6.057 cán bộ, nhân viên và 5 công ty con hoạt động hiệu quả: Công ty chứng khoán MB, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty cổ phần địa ốc MB, Công ty quản lý quỹ đầu tư MB, Công ty cổ phần Viet Remax.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Quân Đội

Khối Kiểm tra kiểm

soát nội bộ Khối Tổ chức Nhân sự Khối Tài chính kế Văn phòng CEO

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội được tổ chức theo Mô hình quản lý tập trung và được quản lý thống nhất tại Hội sở chính.

Hội đồng Quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng, điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội và các quy định khác có liên quan của pháp luật, nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Hội đồng Quản trị cũng chịu trách nhiệm hoạch định chính sách kinh doanh, quản lý kinh doanh, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển chung và kiểm tra giám sát các lĩnh vực quan trọng của Ngân hàng TMCP Quân đội. Hội đồng Quản trị có mười một thành viên, có một chủ tịch Hội đồng Quản trị và mười thành viên Hội đồng Quản trị.

Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội. Ban Giám đốc gồm mười người, trong đó có một Tổng Giám đốc và chín Phó Tổng Giám đốc.

Ban Kiểm soát gồm bốn thành viên, trong đó có một trưởng Ban Kiểm soát.

Các Khối phòng ban tại Hội sở chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong quản trị, điều hành hệ thống theo từng lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Các Khối phòng ban cũng có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống triển khai thực hiện nhiệm vụ và quản lý, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện trong hệ thống. Khối kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội được chia thành các khối tổ chức theo hệ thống dọc, đứng đầu là các Giám đốc khối chịu

trách nhiệm điều hành, chỉ đạo hoạt động của Khối, điều này tạo ra sự chuyên môn hoá và thống nhất cao trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng từ Hội sở chính đến từng chi nhánh, từng nhân viên. Hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các Khối kinh doanh là bộ phận Hỗ trợ kinh doanh. Bộ phận này cũng được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm có Khối Vận hành, Khối công nghệ thông tin và Khối mạng lưới và phân phối.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm soát nội bộ NHTMCP Quân Đội

Chú thích:

- Quan hệ quản lý điều hành, báo cáo _________ trực tiếp:

- Quan hệ kiểm tra, giám sát:

Hình 2.6: Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng TMCP Quân Đội

Hiện nay, MB đang tồn tại song song hai bộ phận thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ là:

- Khối KT- KSNB chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc, giúp Tổng Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Mọi kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ được báo cáo tới Tổng giám đốc. Khối KT-KSNB có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch và quản lý công tác kiểm tra hàng năm của các cơ quan hội sở tới đơn vị kinh doanh đảm bảo hoạt động kiểm tra;

+ Trực tiếp tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc;

+ Thiết lập bộ máy vận hành công tác kiểm soát tuân thủ tại chỗ gồm các hoạt động chính như tín dụng - đầu tư, kế toán - kho quỹ - thanh toán, công nghệ thông tin, nhân sự, kế hoạch, công tác hành chính... đảm bảo kiểm tra tính tuân thủ theo đúng quy định của MB ban hành;

+ Thực hiện tổng hợp báo cáo đánh giá tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của MB và đề xuất cụ thể tới Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh của MB được an toàn, hiệu quả, quản trị rủi ro và đúng pháp luật;

+ Giám sát thông tin từ xa tất cả các hoạt động của MB nhằm cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro xảy ra thông qua tổng hợp các thông tin nội bộ và từ bên ngoài và giám sát thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kết luận kiểm tra của Cơ quan kiểm toán nội bộ và bên ngoài;

+ Cung cấp báo cáo đánh giá, phát hiện những tồn tại, kiến nghị ban điều hành chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi.những nội dung liên quan đến quy trình, quy chế, con người, hệ thống;

+ Duy trì thường xuyên mối quan hệ với các đơn vị thanh tra, kiểm toán và tổ chức tốt các đợt làm việc tại MB.

- Cơ quan kiểm toán nội bộ là đơn vị giúp việc cho Ban kiểm soát để thực hiện kiểm tra hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB. Ban kiểm soát có từ 3-5 người, được bầu, bãi miễn, miễn nhiệm bởi đại hội đồng cổ đông với số lượng thành viên chuyên trách không ít hơn một phần hai tổng số thành viên. Thành viên chuyên trách của Ban kiểm soát được hưởng lương và các thành viên khác được hưởng thù lao công vụ. Mức lương hoặc thù lao công vụ của thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Cơ quan kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau:

+ Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả;

+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội (cơ chế, chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội. Đối với tất cả những vấn đề có thể làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội, kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này;

+ Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

KQ 2013 _____ Ị_ Tổng tài sản 180.381 200.48 9 111 %

phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thoả đáng;

+ Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả kiểm toán nội bộ cho các bên hữu quan trong và ngoài Ngân hàng theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của Ngân hàng và theo pháp luật;

+ Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng;

+ Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ; + Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; lập kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách liên

tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ;

+ Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ;

+ Tư vấn cho Người điều hành, Hội đồng Quản trị Ngân hàng và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.

Như vậy, có thể thấy nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán và khối KT- KSNB đang có những mảng chồng chéo nhau. Trên thực tế, hoạt động của khối KT-KSNB và cơ quan kiểm toán đang triển khai trên cơ sở phối hợp đảm bảo hoạt động:

- Khi thực hiện lập kế hoạch năm, Khối KT-KSNB sẽ gửi kế hoạch cho Cơ quan kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các phòng/ban, sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc không bị trùng nhau và được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống;

- Kết quả kiểm tra của khối KT-KSNB sau từng chu kỳ triển khai được gửi đến Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát để báo cáo;

- Kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm toán nội bộ được gửi đến khối KT-KSNB sau từng đợt kiểm tra để giám sát quá trình chỉnh sửa sau kiểm tra.

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w