Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 110)

3.3.2.1. Kiến nghị đối với Ban lãnh đạo ngân hàng

Để có thể hoạt động ngày một hiệu quả hơn, phát huy tốt hơn vai trò của mình, Khối KT- KSNB và Cơ quan kiểm toán nội bộ cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội, cụ thể trên các phương diện sau:

- Bố trí nhân sự có năng lực chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong

hoạt động ngân hàng vào hệ thống KSNB. Hiện tại, do bối cảnh chung của nền kinh tế, Ngân hàng Quân đội cũng đang trong quá trình phát triển nhanh, số điểm giao dịch mở ra rất nhiều nên nhân sự thiếu hụt nghiêm trọng. Việc tuyển được nhân sự chất lượng cao đã khó, việc tuyển được những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực KSNB - vốn được coi là mới mẻ ở Việt Nam lại càng khó hơn. Ban lãnh đạo có thể khắc phục tình trạng này bằng việc đưa ra

những đãi ngộ phù hợp bằng chính sách lương, thưởng hợp lý để thu hút nhân sự có chất lượng tốt vào công tác lâu dài tại bộ phận này. Đồng thời tăng cường tổ chức các khoá học đào tạo chuyên môn cho các KSV nội bộ hoặc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các KSV tham gia các khoá học không phải do Ngân hàng tổ chức có nội dung phù hợp với công việc chuyên môn; Ngoài ra, có thể tăng cường kinh nghiệm thực tế cho các KSV bằng cách luân chuyển cán bộ, cho một số cán bộ đi làm việc thực tế tại các bộ phận chuyên môn trong một thời gian nhất định rồi trở lại làm KSV nội bộ. Kinh nghiệm thực tế sẽ giúp KSV có được cái nhìn toàn diện và chính xác hơn khi đánh giá về các đối tượng được kiểm tra, giám sát.

- Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho các kiểm soát viên như hỗ trợ về công nghệ, trang bị máy tính...

3.3.2.2. Kiến nghị với các Phòng ban nghiệp vụ liên quan

Do tính chất công việc đòi hỏi các KSV nội bộ phải nắm bắt được nhiều nghiệp vụ của các Phòng ban khác trong Ngân hàng Quân đội, đặc biệt là những phòng ban ở Hội sở là cơ quan quản lý cấp hệ thống của tất cả các nghiệp vụ. Mối quan hệ giữa Khối KT-KSNB, Cơ quan kiểm toán nội bộ với các phòng ban khác trong hội sở là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi thông tin để tăng cường công tác quản lý hệ thống, đảm bảo cho hệ thống được hoạt động an toàn và thông suốt.

Để công tác kiểm soát đối với hoạt động tín dụng được tốt, Khối KT- KSNB, Cơ quan kiểm toán nội bộ cần có mối quan hệ chặt chẽ với Khối Quản trị rủi ro để trao đổi thông tin, thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát. Khối Quản trị rủi ro cần cung cấp thông tin cho Kiểm soát nội bộ, chủ động báo cáo những biến động bất thường trong hoạt động tín dụng và tham khảo ý kiến của kiểm soát nội bộ khi ban hành những văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, Khối KT-KSNB, Cơ quan kiểm toán nội bộ cũng thường xuyên trao đổi với Phòng phát triển khách hàng cá nhân và Phát triển khách hàng doanh nghiệp. Đây là hai cơ quan đầu mối trong việc ban hành các chính sách, chế độ liên quan tới hoạt động tín dụng của khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp. Khối KT-KSNB, Cơ quan kiểm toán nội bộ cần nhận được dự thảo của các quy trình, quy chế để đóng góp ý kiến cho phù hợp với thực tế trước khi các văn bản này được chính thức ban hành và áp dụng trong Hệ thống Ngân hàng Quân đội.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp chịu nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là hoạt động của các ngân hàng thương mại. Yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng là phải đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Do đó công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngày càng được các ngân hàng chú trọng, đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng.

Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân đội đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện.

Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội”, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức, công sức nghiên cứu của mình trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Luận văn đã khái quát lại cơ sở lý luận chung về kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Ngân hàng (2007), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Kiểm toán nội bộ NHTM, NXB Thống kê.

3. Luật các tổ chức tín dụng 2010 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 4. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Báo cáo thường niên năm 2014.

5. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại bản dịch (2009), NXB Tài Chính.

6. Quyết định số 3393/QĐ-HS ngày 28/11/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc ban hành Quy trình kiểm soát nội bộ.

7. Quyết định số 3807/QĐ-MB-HS ngày 24/8/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc ban hành Quy trình giám sát nội bộ (sửa đổi lần 1).

8. Quyết định số 3807/QĐ-MB-HS ngày 24/8/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc ban hành Quy trình giám sát nội bộ (sửa đổi lần 1).

9. Quyết định số 3965/QĐ-MB-HS ngày 22/05/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc ban hành quy chế tổ chức, hoạt động khối Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ giai đoạn 2011-2015.

10. Quyết định số 225/QĐ-HS ngày 28/01/2013 của Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc ban hành Cẩm nanghướng dẫn kiểm soát tuân thủ.

11. Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân Đội.

12. Thông tư số 44/2011/TT -NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

13. Th.s Võ Thị Hoàng Nhi, Th.s Lê Thị Thanh Huyền (2014), Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Mô

hình Coso, Tạp chí ngân hàng số 14, tháng 7/2014

14. Th.s Nguyễn Minh Phương, Th.s Lê Hồng Vân (2012), Tương lai của kiểm soát nội bộ chuyên trách sau quy định mới?.

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w