2.1.1 .Sự hình thành và phát triển của BIDVBắc Hải Dương
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV BẮC HẢI DƯƠNG
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng của BIDVBắc Hải Dương
Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân do Tổng giám đốc BIDV ban hành quy định về quy trình xử lý các bước trong quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quy trình cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng gồm 8 bước, nằm trong 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay. - Bước 1: Tìm kiếm, tư vấn khách hàng
Tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà BIDV đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay phải yêu cầu đầy đủ các loại sau:
+ Hồ sơ pháp lý.
CMND/CCCD/hộ chiếu;
Sổ hộ khẩu/ Giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên;
Giấy đăng ký kết hôn (Nếu đã kết hôn)/ Xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa kết hôn.
Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn; Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn;
Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương,...
+ Hồ sơ tài sản bảo đảm.
+ Các hồ sơ khác (Tùy thuộc vào từng loại khoản vay).
- Bước 2: Thẩm định khoản vay
+ Thẩm định khách hàng: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tư cách của người vay.
+ Thẩm định nguồn trả nợ và khả năng trả nợ: Trong đó, nếu nguồn trả nợ là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh.
+ Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay: Tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giá trị của tài sản đảm bảo.
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp và kết quả thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện chấm điểm khách hàng, lập tờ trình thẩm định. Nếu không đủ điều kiện cho vay thì thông báo ngay cho khách hàng bằng văn bản. Trường hợp đối với khoản vay cần qua thẩm định rủi ro theo quy định của BIDV hoặc nhằm tăng độ tin cậy của các nội dung cần thẩm định có thể yêu cầu phòng Quản lý rủi ro thực hiện tái thẩm định.
- Bước 3. Trình duyệt hồ sơ vay
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và trình hồ sơ vay vốn cho Trưởng/Phó phòng Khách hàng cá nhân, Giám đốc/Phó giám đốc Phòng giao dịch, Giám đốc/ Phó giám đốc Chi nhánh lấy ý kiến về khoản vay. Mức phán quyết và thẩm quyền phê duyệt tín dụng sẽ được HĐQT và Tổng giám đốc ban hành theo từng thời kỳ.
+ Đồng ý cho vay: Giám đốc/Phó giám đốc/Trưởng/Phó phòng tạiđơn vị cho vay ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay nếu có, có thể ghi thêm yêu cầu và điều kiện trước khi giải ngân.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % 1. Cho vay kinh doanh 1238,28 68 1275,36 64,25 1306,20 60 37,08 2,99 30,84 2,42 2. Cho vay tiêu dùng 582,72 32 709,64 35,75 870,80 40 126,92 21,78 6161,1 22,71
+ Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/Phó giám đốc/Trưởng/ Phó phòng tại đơn vị cho vay ghi rõ lý do không đồng ý cho vay và chuyển lại cho cán bộ tín dụng để lập thông báo gửi khách hàng.
Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay
- Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng
Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện có liên quan, cán bộ tín dụng trao đổi lại với khách hàng về khoản vay. Khi hai bên đạt được thỏa thuận nhất trí thì cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến khoản vay.
+ Hợp đồng tín dụng
+ Hợp đồng thế chấp/ Cầm cố/ Bảo lãnh bằng tài sản.
Khách hàng và đại diện Ngân hàng tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật: Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm).
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, hai bên tiến hành giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay. Khách hàng ký Giấy nhận nợ đối với ngân hàng.
- Bước 5: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và trình duyệt giải ngân
- Bước 6: Giải ngân
Sau khi hồ sơ đã hoàn tất, các bộ phận liên quan tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với quyết định.
- Bước 7: Giám sát và theo dõi khoản vay
Cán bộ tín dụng kiểm tra khoản tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đặc biệt làviệc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Cán bộ tín dụng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo để kịp thời có phương án xử lý bao gồm cả thu nợ trước hạn nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
- Bước 8: Tất toán khế ước, thanh toán hợp đồng, giải chấp
2.2.3. Ket quả cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Hải Dương giai đoạn 2015- 2017
2.2.3.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDVBắc Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017
Với định hướng tín dụng bán lẻ đặc biệt là CVTD theo sát với định hướng chung của BIDV, BIDV Bắc Hải Dương đã tập trung phát triển thị phần CVTD tại
địa bàn thị xã Chí Linh. Ket quả đạt được rất tích cực đã chứng minh chiến lược hướng tới CVTD là đúng đắn và phù hợp với xu thế của thị trường. Những thành công của BIDV Bắc Hải Dương trong CVTD được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Hải Dương (2015 - 2017)
1. Ngắn hạn 244,74 42,00 283,86 40,00 322,20 37,00 39,11 15,98 38,34 13,51 2. Trung và dài hạn 337,98 58,00 425,78 60,00 548,60 63,00 87,80 25,98 122,82 28,85 3. Dư nợ Cho vay tiêu dùng 582,72 100,00 709,64 100,00 870,80 100,00 126,92 21,78 161,16 22,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVBắc Hải Dương năm 2015-2017)
Nhìn vào số liệu có thể nhận thấy quy mô dịch vụ CVTD của BIDV Bắc Hải Dương có sự tăng trưởng ổn định và tương đối nhanh qua các năm. Điều này đặt ra yêu cầu cần tận dụng thời cơ hiện tại để đẩy mạnh CVTD này vì phân khúc thị trường này hiện đang còn nhiều tiềm năng phát triển.
Năm 2015, tổng dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương đạt 1.821 tỷ đồng, dư nợ CVTD chỉ đạt mức 32% tương ứng với 582,72 tỷ đồng. Sang năm 2016, tuy Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài, nổi bật là hạn hán,
51
thiên tai và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt thấp; giá dầu thô thất thường; nhu cầu và giá nông sản giảm mạnh nhưng về tổng thể, kinh tế cả nước vẫn tăng trưởng tích cực, các cân đối vĩ mô được bảo đảm, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước. Chính điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực đã tạo tiền đề cho tăng trưởng hoạt động tín dụng, nhất là CVTD. Trong xu thế đó, BIDV Bắc Hải Dương cũng đạt được kết quả khả quan. Cụ thể, kết thúc năm 2016, CVTD tăng 126,92 tỷ đồng tương ứng 21,78% trong khi cho vay kinh doanh chỉ đạt mức tăng khiêm tốn 2,99%. Năm 2017, CVTD tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng tổng dư nợ (CVTD tăng 161,16 tỷ đồng tương ứng mức tăng 22,71%).
Ngoài ra, tỷ trọng CVTD cũng tăng dần trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Hải Dương. Nếu như năm 2015, tỷ trọng của CVTD là 32% thì tới năm 2017 đã đạt mức 40%. Đây là mức tăng đáng kể cho thấy quyết của BIDV Bắc Hải Dương để thực thiện mục tiêu BIDV đã đặt ra, đồng thời cũng cho thấy xu hướng chung của phát triển tín dụng trong thời gian sắp tới trên địa bàn Chí Linh.
Để phân tích sâu hơn về tăng trưởng của dư nợ CVTD tại BIDV Bắc Hải Dương, cần xem xét cơ cấu cho vay theo thời hạn và theo sản phẩm.
Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay tại BIDV Bắc Hải Dương (2015- 2017)
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Sửa chữa, mua sắm nhà ở 425,39 73 510,94 72 600,85 69 85,55 20,11 89,91 17,60 2. Mua sắm ô tô 139,85 24 177,41 25 235,12 27 37,56 26,85 57,71 32,53 3. SPDV tiêu dùng khác 17,48 3 21,29 3 34,83 4 3,81 21,78 13,54 63,61 4.CVTD 582,72 100 709,64 100 870,80 100 126,92 21,78 161,16 22,71 Đồ thị 2.1: Dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay tại BIDV Bắc Hải Dương
(2015- 2017)
■Ngắn hạn
■Trung và dài hạn
■Dư nợ CVTD
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVBắc Hải Dương năm 2015-2017)
Theo số liệu về cơ cấu CVTD theo thời hạn cho vay, hoạt động cho vay trung dài hạn tại BIDV Bắc Hải Dương chủ yếu là các món vay trung và dài hạn, tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn tăng nhanh với năm 2016 là 25,98% và năm 2017 là 28,85%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng này là do BIDV Bắc Hải Dương đang phát triển rất hiệu quả loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô. Đây đều là những sản phẩm có nhu cầu vốn lớn, thời gian cho vay tương đối dài.
Việc phát triển cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở hoặc mua xe đều là những khoản vay có dư nợ cao, giúp tăng đẩy nhanh trưởng dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh cũng dẫn đến một số tác động tiêu cực về lâu dài. Thứ nhất, các khoản vay trung dài hạn thường yêu cầu Ngân hàng có cơ nguồn vốn hợp lý với nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu thị trường (theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc NHNN thì trong lộ trình từ 1/1/2018-31/12/2018, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 45%). Với mức lãi suất ngân hàng ngày càng kém hấp dẫn cùng với thị trường sôi
động của các kênh đầu tư khác như Bất động sản và Chứng khoán, người gửi tiền hiện ưa thích gửi với kỳ hạn ngắn coi như một kênh cất giữ tiền an toàn chứ không phải một kênh đầu tư. Thứ hai, cho vay trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà môt khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn. Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn. Căn cứ vào các sản phẩm tiêu dùng của Ngân hàng, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm tại BIDVBắc Hải Dương giai đoạn 2015- 2017 Bắc Hải Dương giai đoạn 2015- 2017
Đồ thị 2.2:Dư nợ CVTD theo sản phẩm tại BIDV Bắc Hải Dương (2015- 2017)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVBắc Hải Dương năm 2015-2017)
Hiện tại, sản phẩm CVTD do BIDV Bắc Hải Dương cung cấp là tương đối đa dạng bao gồm cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ tài chính du học và các mục đích tiêu dùng khác. Tuy nhiên, hiện nay BIDV Bắc Hải Dương hầu như chỉ tập trung vào loại hình cho vay có tài sản bảo đảm. Hình thức cho vay tín chấp chủ yếu cho vay đối với cán bộ công tác tại BIDV Bắc Hải Dương và một số doanh nghiệp được đánh giá cao và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Số liệu trên đã chỉ ra sự chuyển dịch cơ cấu của các sản phẩm CVTD tại BIDV Bắc Hải Dương. Cụ thể:
Sản phẩm cho vay mua nhà và sửa chữa nhà ở có tỷ trọng lớn và tỷ trọng đang giảm dần. Năm 2015, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở là 425,39 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 73% thì đến năm 2016, mặc dù dư nợ có tăng thêm 85 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 72%. Sang tới năm 2017, dư nợ tiếp tục tăng thêm 89,91 tỷ nhưng tỷ trọng lại tiếp tục giảm xuống 69%. Đặc thù trên địa bàn thị xã Chí Linh không có các dự án xây nhà chung cư nên hình thức cho vay mua nhà dự án không triển khai tại BIDV Bắc Hải Dương. Đối với loại hình cho vay này, cần phân loại kỹ hơn, bóc tách khoản vay cho hợp lý. Cụ thể, cho vay sửa chữa nhà, thuê nhà là CVTD theo đúng tinh thần Thông tư 39/2016/TT - NHNN, Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Nếu tiền đó mua nhà, đầu cơ nhà thì phải đưa vào đầu tư Bất động sản. BIDV Bắc Hải Dương hiện nay đang làm tương đối tốt việc bóc tách này.
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Đây là lý do giải thích tại sao thị trường bất động sản hiện đang nhộn nhịp và sôi động như cho vay nhu cầu nhà ở tại BIDV Bắc Hải Dương lại đang có xu hướng phát triển chậm hơn các loại hình cho vay khác.
Sản phẩm cho vay mua ô tô của BIDV Bắc Hải Dương hiện đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Khách hàng vay mua xe hiện tại tại BIDV Bắc Hải Dương chủ yếu là khách hàng đã có quen biết với ngân hàng và chủ động hỏi vay vốn tại Ngân hàng. Đây được đánh giá là phân khúc khá quan trọng do BIDV Bắc Hải Dương có lượng khách hàng giao dịch lớn, trong đó, tỷ trọng khách hàng có thu nhập khá (từ 8 đến 15 triệu đồng) là rất cao. Đây là những khách hàng có tiềm năng về nhu cầu mua sắm ô tô, đồng thời mức thu nhập khá từ lương và các khoản có tính chất lương giúp tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy vậy, phân khúc khách hàng quan trọng nhất trong cho vay mua ô tô hiện đang hầu như không được BIDV Bắc Hải Dương khai thác. Đó là khách hàng do các showroom giới thiệu khi khách hàng có nhu cầu mua ô tô. Lý giải cho vấn đề này là do trên địa bàn thị xã Chí Linh hiện có rất ít showroom ô tô (hiện tại chỉ có 1 showroom ô tô con và 1 showroom ô tô tải). Các showroom lớn thường tập trung tại Thành phố Hải Dương và luôn được sự “chăm sóc” rất kỹ từ các Ngân hàng có trụ sở tại Thành phố Hải Dương. Tuy vậy, có thể tham gia và phân khúc này theo hướng hợp tác toàn diện với các showroom ô tô, tăng mức hoa hồng đại lý và nhắm tới các khách hàng hiện đang sinh sống tại địa bàn thị xã Chí Linh nhưng mua xe tại các showroom trên Thành phố Hải Dương. Thị trường cho vay ô tô cũ nhập khẩu hiện đang đánh giá là chưa thực sự nhộn nhịp khi liên tiếp nhận được những thông tin bất lợi cụ thể như việc thống nhất mức tính thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp thì giá xe cũ loại 1.0L tại Việt Nam có thể tăng thêm 5.000 USD/xe, đối với các loại xe từ 1.0L đến 2.5L, ngoài mức thuế tuyệt đối 10.000 USD/xe, các loại xe này còn bị đánh thuế hỗn hợp số tiền hàng trăm triệu đồng. Đối với các dòng xe từ 2.5L trở lên, ngoài 15.000 USD thuế tuyệt đối, còn phải gánh thuế hỗn hợp hàng trăm triệu đồng.
Sản phẩm cho vay khác hiện nay tập trung chủ yếu là CVTD bảo đảm bằng bất động sản và cho vay tín chấp đối với cán bộ BIDV Bắc Hải Dương và cán bộ
công nhân viên tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn. Đây là khoản mục có tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ tại BIDV Bắc Hải Dương. Năm 2015, dư nợ