1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng
Trước đây, do quan niệm các khoản CVTD là rất nhỏ, rủi ro tín dụng lại tương đối cao dẫn đến lợi nhuận tổng hòa thấp nên các NHTM thường không mặn
mà với việc CVTD. Chỉ từ đầu thế kỷ 20, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, các NHTM mới chú ý đến mảng dịch vụ này và bắt đầu hướng tới người tiêu dùng như những khách hàng tiềm năng.
Trước hết, ta hiểu rằng mở rộng là sự gia tăng về mặt lượng của một đối tượng cụ thể. Như vậy, mở rộng CVTD tức là gia tăng quy mô dư nợ của hoạt động cho vay này. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động cho vay của NHTM luôn gắn liền với kiểm soát rủi ro nên việc gia tăng quy mô dư nợ CVTD phải đi đôi với bảo đảm an toàn, chất lượng và hiệu quả. Do vậy:
Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng tăng số lượng và giá trị các khoản vay nhằm tăng quy mô dư nợ và thu nhập từ cho vay tiêu dùng trên cơ sở kiểm soát rủi ro, phục vụ chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Theo định nghĩa đó, mở rộng CVTD gồm hai mục tiêu:
Thứ nhất, mở rộng thị phần, quy mô CVTD. Phát triển cả số lượng khoản
vay lẫn giá trị khoản vay thông qua việc định hướng khách hàng để từ đó xây dựng chiến lược và sản phẩm cho vay phù hợp. Tập trung các nguồn lực hiện có để gia tăng dư nợ, qua đó tăng thu nhập từ hoạt động CVTD.
Thứ hai, kiểm soát rủi ro trong CVTD. Việc gia tăng quy mô dư nợ phải đi
đôi cùng kiểm soát rủi ro. Điều này có thể thực hiện thông qua công tác thẩm định, kiểm tra mục đích vay vốn và kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân để xác định khách hàng có dùng đúng mục đích hay không. Định kỳ kiểm tra thông tin khách hàng xem có thay đổi bất thường liên quan đến công việc, nơi ở... để kịp thời có phương án xử lý nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng.