Sự t−ơng quan giữa mức độ khó thở và CLCS-SK ở bệnh nhân BPTNMT

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi cat đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 68 - 69)

- Nhận xét: Có sự t−ơng quan thuận giữa CAT và SGRQ, với r= 0,80 đây là

4.2.1Sự t−ơng quan giữa mức độ khó thở và CLCS-SK ở bệnh nhân BPTNMT

BPTNMT

Kết quả ghi nhận có sự t−ơng quan giữa mức độ khó thở (theo thang đo MRC) và CLCS-SK theo thang điểm CAT. Bệnh nhân với mức độ khó thở ngày càng nặng thì CLCS-SK càng kém. Đặc điểm này cũng phù hợp với quan sát của chúng tôi trong thực hành lâm sàng.

Với hệ số t−ơng quan r = 0,72 có nghĩa là MRC và CAT có sự t−ơng quan chặt Từ ph−ơng trình hồi qui: CAT = 3,75 x MRC + 8,09, ta thấy: Ng−ời bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá đ−ợc CLCS-SK của ng−ời bệnh một cách nhanh chóng và chính xác thông qua đo l−ờng mức độ khó thở. Điều này vừa thực tế, vừa dễ đ−ợc bệnh nhân và thày thuốc chấp nhận hơn là đo l−ờng trực tiếp bằng cách thang đo chuyên biệt, vốn mất thời gian và tính điểm phức tạp. Vì vậy các thang đo CLCS-SK th−ờng đ−ợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hơn là trong thực hành lâm sàng [33]. Ngoài ra, dùng thang đo MRC để đo l−ờng mức độ khó thở ở BPTNMT là một việc khá đơn giản, thuận tiện, ít tốn thời gian và dễ dàng thực hiện trên lâm sàng. Thông tin về mức độ khó thở của bệnh nhân có thể thu thập trong quá trình hỏi bệnh sử. Chỉ cần thời gian một vài phút là đủ đánh giá mức độ khó thở ở bệnh nhân BPTNMT theo thang đo MRC. Từ đó thông qua ph−ơng trình hồi qui, tính đ−ợc nhanh chóng và chính xác điểm CLCS-SK cho từng bệnh nhân. Ngoài ra, các ph−ơng trình hồi qui còn là công cụ vừa giúp bác sĩ lâm

sàng theo dõi hiệu quả điều trị ở BPTNMT vừa giúp họ đ−a ra quyết định điều trị thích hợp. Theo Jones PW một sự thay đổi 2 điểm ở bất kỳ lĩnh vực nào của thang điểm CAT đều đ−ợc xem là có ý nghĩa lâm sàng [52].

Khi đề cập đến mối liên hệ giữa mức độ khó thở và CLCS-SK trong BPTNMT, nhiều nghiên cứu với các thang đo khác nhau đều ghi nhận có t−ơng quan [22], [34], [39], [61]. Điều này có thể cho thấy khó thở thật sự là yếu tố ảnh h−ởng đến CLCS-SK ở BPTNMT. Có mối liên hệ CLCS-SK với mức độ khó thở vì yếu tố chính tạo thành thang đo chuyên biệt cho BPTNMT là khó thở. Chính vì thế có sự t−ơng quan trung bình đến chặt giữa mức độ khó thở và CLCS-SK ở BPTNMT [39], [53], [82].

Tóm lại, khó thở là một trong những yếu tố chính quyết định CLCS-SK ở BPTNMT. Khó thở dù ở mức nhẹ cũng làm giảm CLCS-SK của bệnh nhân, nên cần can thiệp làm giảm khó thở cho bệnh nhân ở gian đoạn sớm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi cat đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 68 - 69)