Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thai phụ có nghề là giáo viên tỷ lệ STMMT là 57,9 %, tiếp đến là CBNVVP có tỷ lệ 37,2%. Bảng (3.14)
Theo bảng 3.15 cho thấy, những ngƣời có thói quen đứng lâu tỷ lệ STMMT chiếm 43,7%, có khả năng mắc bệnh cao hơn (OR= 2,67; 95% CI: 1,44 - 4,94; p< 0,05).
Theo bảng 3.16 cho thấy, thai phụ có thói quen ít vận động thì tỷ lệ mắc bệnh là 42,7% cao hơn so với ngƣời có thói quen vận động (OR= 2,89; 95% CI: 1,59 - 5,21; p< 0,05).
Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Hà, tỷ lệ STMMT ở những ngƣời làm nghề giáo viên là 74,1%; NVVP là 29,1%; nội trợ là 57,9% [5]. Nghiên cứu của Võ Ngọc Huy cũng cho kết quả tƣơng tự [7].
Nghề giáo viên thƣờng phải đứng lâu, còn CBNVVP thì phải ngồi lâu trong quá trình làm việc. Điều này đã đƣợc nghiên cứu Framingham ghi nhận ở những ngƣời có thời gian làm việc ngồi lâu hoặc đứng lâu nguy cơ mắc STMMT cao hơn [23].
Theo Flore R (2004) trong nghiên cứu 62 y tá làm việc trong phòng mổ (phải đứng lâu khi làm việc) đã cho thấy có sự gia tăng áp lực tĩnh mạch và tăng mức độ trung bình của mẫu ôxy phản ứng so với những y tá làm ở phòng khám (công việc không phải đứng nhiều) [38].
Theo Jawein A (2003), trong một nghiên cứu cắt ngang đa trung tâm trên 33691 phụ nữ cũng đã ghi nhận rằng: việc giữ nguyên tƣ thế thời gian dài trong ngày là yếu tố nguy cơ có liên quan đến STMMT, tỷ lệ STMMT ở những ngƣời thƣờng xuyên đứng lâu là 59,4% cao hơn những ngƣời không phải đứng lâu; những ngƣời ngồi lâu có tỷ lệ STMMT là 45,9% (p< 0,001) [45].
Musil D và Herman J (2004), trong nghiên cứu ngẫu nhiên trên 100 bệnh nhân điều trị STMMT đã cho thấy có 59% bệnh nhân với công việc phải đứng khi làm việc [62].
Svestkova S ghi nhận ở 278 bệnh nhân thì những ngƣời có công việc đòi hỏi đứng lâu thì mắc STMMT là 44,5% [72]. Tƣơng tự, theo Carpentier P (1994) đã ghi nhận tƣ thế đứng lâu là một trong yếu tố nguy cơ quan trọng của STMMT [27].
Nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lâu hoặc ít vận động cũng nhƣ hoạt động tĩnh tại đƣợc xem là có liên quan với STMMT. Do khi ngồi áp lực tĩnh mạch ở mắt cá chân khoảng 56 mmHg, ở tƣ thế đứng áp lực tĩnh mạch ở mắt cá chân khoảng 85 mmHg. Trong khi đó lúc nằm ngửa áp lực tĩnh mạch ở mắt cá chân khoảng 12- 18 mmHg, mà áp lực tĩnh mạch gia tăng thƣờng xuyên là một yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của STMMT. Ngoài ra, khi đứng thể tích máu chứa trong tĩnh mạch chi dƣới tăng tối thiểu 300 ml, việc ứ trệ tĩnh mạch lâu ngày sẽ tham gia vào cơ chế hình thành STMMT [38],[39].
Theo bảng 3.17 cho thấy những thai phụ có thói quen thƣờng xuyên đi giày hoặc dép cao gót có tỷ lệ STMMT là 40,2% cao hơn 2,6 lần so với những thai phụ không có thói quen đi giày dép cao gót là 24,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR= 2,6; 95% CI: 1,44 - 4,67; p< 0,05).
Ở ngƣời bình thƣờng áp lực TM ngoại vi thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào cấu trúc hệ TM, cân cơ, hệ thống van. Trong suốt quá trình đi bộ, các cơ sẽ co và ép lên một phần TM sâu. Hệ TM Lejard vùng gan bàn chân đƣợc tạo
thành từ những hố TM ở gan bàn chân. Hệ TM này tạo thành cung gan bàn chân, hệ thống này thông với hệ cung mu bàn chân qua những TM xiên không van, đây là nơi xuất phát của 2 hệ thống TM sâu và nông. Việc đi bộ sẽ tạo sức ép lên các TM vùng gan bàn chân và đẩy máu trở về các nhánh TM gốc của 2 hệ TM nông và sâu. Do đó, nếu giảm đi lại hoặc thay đổi cách đi nhƣ là đi giày dép cao gót dẫn đến thay đổi cách gan bàn chân đặt trên mặt đất sẽ làm ngừng lƣu thông máu TM của vùng gan bàn chân [6], [10], [17].