Các yếu tố nguy cơ của bệnh STMMT có thể đƣợc xếp theo thứ tự quan trọng nhƣ sau:
- Yếu tố di truyền: những ngƣời có mẹ, chị gái bị bệnh thì dễ bị STM
hơn những ngƣời khác. Nguyên nhân là do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Theo nghiên cứu của Comu-Thenard (1994), nguy cơ bị bệnh của những đứa trẻ có cả hai bố mẹ bị STM là 90%; 25% đối với con trai và 62% đối với con gái nếu một trong hai bố mẹ bị STM; 20% nếu không có tiền sử gia đình bị bệnh STM [30].
- Giới tính: nữ bị nhiều hơn nam, do ảnh hƣởng của nội tiết tố nữ (progesterone và estrogen), khi mang thai làm cản trở sự trở về của dòng chảy TM, phụ nữ có khối lƣợng cơ thấp, thói quen đi giày dép cao gót. Dữ liệu này đã đƣợc khẳng định trong nghiên cứu RELIEF ở Châu Âu (2002), có khoảng 85% bệnh nhân mắc bệnh STMMT từ C0 đến C4 (theo phân loại CEAP) là nữ giới [44]. Theo nhiều nghiên cứu khác thì tỷ lệ nữ/nam là 1/2,5-4 lần [16], [27]. Capitao LM và cộng sự (1993), đã đƣa ra kết quả nghiên cứu là tỷ lệ STMMT của nam/nữ là 1/ 2,1 [26]. Carpentier P và cộng sự (1994), ghi nhận tỷ lệ STMMT của nam/nữ là 1/1,5-3,5 [27]. Lacroix P (2003) nghiên cứu trên 2190 bệnh nhân thì tỷ lệ mắc STMMT của nam/nữ là 1/3 [53].
- Tuổi: hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy STMMT gia tăng theo tuổi,
tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Capitao LM và cộng sự (1993) ghi nhận nhóm tuổi thƣờng mắc STMMT nhiều nhất là 55- 64 tuổi, đồng thời nhấn mạnh tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc bệnh, ở lứa tuổi trên 70 thì tỷ lệ mắc bệnh là 70% [26]. Trong nghiên cứu RELIEF (2002), tuổi trung bình mắc STMMT là 45,7 tuổi, đa số gặp ở nhóm tuổi ≥ 70 (70%), ghi nhận bệnh gia tăng theo tuổi [44]. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất rằng tuổi là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến STMMT [5], [24], [29], [58], [70].
- Tƣ thế, lối sống: những ngƣời có nghề nghiệp phải đứng lâu nhƣ: bán
hàng, thợ dệt, chế biến thủy sản, giáo viên, cảnh sát hoặc những ngƣời ít vận động, làm công việc tĩnh tại làm tăng nguy cơ mắc STMMT. Theo nghiên cứu Framingham (1988), đã cho thấy những ngƣời phải đứng lâu khi làm việc nguy cơ mắc bệnh cao hơn [23]. Capitao LM và cộng sự ghi nhận những yếu tố liên quan với STMMT là môi trƣờng làm việc, đứng một chỗ lâu [26]. Ngƣợc lại, nghiên cứu của Maffei FHA (1986) ghi nhận tƣ thế làm việc không ảnh hƣởng rõ ràng đến STMMT [58]. Theo Fowker FG ghi nhận đứng lâu khi làm việc là yếu tố nguy cơ của STMMT [38]. Trong nghiên cứu trên 100 bệnh nhân STMMT của Musil D (2004) cho thấy có 59% bệnh nhân STMMT phải đứng lâu khi làm việc [62].
- Béo phì: là một yếu tố nguy cơ STMMT đƣợc nhiều tác giả quan tâm.
Nghiên cứu Framingham cho thấy nhóm bệnh nhân có BMI > 27 (kg/m2) có nguy cơ suy TM mạn tính cao hơn nhóm bệnh nhân có BMI < 27 (kg/m2) [23]. Trong nghiên cứu của Lacroix P (2003) trên 2190 ngƣời, nhận thấy béo phì là yếu tố có liên quan với STMMT, những ngƣời có trọng lƣợng cơ thể > 20 % so với trọng lƣợng chuẩn có liên quan rõ rệt với STMMT [53].
- Mang thai: nhiều tác giả đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa mang thai và
STM, phụ nữ mang thai từ lần thứ 2 trở lên thì nguy cơ mắc STM tăng lên 20- 30% so với phụ nữ độc thân hoặc không mang thai. Số lần mang thai càng nhiều, khoảng cách thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn thì càng dễ bị STM [20], [40], [69].
- Dùng các thuốc có nguy cơ cao nhƣ: thuốc tránh thai, nội tiết tố nữ
cũng là yếu tố nguy cơ giống nhƣ có thai.
- Chế độ ăn: những bệnh nhân ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít
chất xơ, bị táo bón cũng dễ bị STMMT. Jawien A ghi nhận những ngƣời thƣờng xuyên bị táo bón có liên quan với bệnh STMMT [45].
- Chủng tộc: ngƣời da trắng, da vàng dễ bị bệnh hơn những ngƣời da đen.
STM do các biến chứng của bệnh giãn TM và STM thứ phát sau huyết khối thì các yếu tố nguy cơ bao gồm: phẫu thuật (đặc biệt vùng tiểu khung, phẫu thuật xƣơng khớp, niệu khoa, các thủ thuật khác nhƣ bó bột bất động lâu ngày trong gãy xƣơng), các thay đổi trong quá trình đông máu, nghiện thuốc lá. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể tác động vào và gây nên STM [2], [10].