4.3.1.1. Đặc điểm số lần mang thai và sinh con của thai phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bị STMMT ở thai phụ mang thai lần đầu tiên có tỷ lệ mắc bệnh là 14,2%; lần thứ 2 là 34,4%; ≥ 3 lần là 59,4%. Thai phụ mang thai ≥ 3 lần có khả năng bị bệnh cao hơn 4,77 lần so với thai phụ mang thai < 3 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (95% CI: 2,19-10,39; p< 0,05) bảng (3.9).
Theo bảng (3.10) cho thấy, tỷ lệ mắc STMMT gia tăng theo số lần sinh con: phụ nữ sinh con lần thứ nhất là 13,9%; sinh con lần thứ 2 là 33,7%; ≥ 3 lần là 72%. Những phụ nữ sinh ≥ 3 con có khả năng mắc bệnh cao hơn 8,54 lần so với phụ nữ sinh < 3 con. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (95% CI: 3,36- 21,67; p< 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của các tác giả khác trong nƣớc và trên thế giới.
Theo Võ Ngọc Huy và cộng sự (2005) ghi nhận: những bệnh nhân mang thai dƣới 3 lần tỷ lệ mắc STMMT là 16,1%; từ 3 lần trở lên tỷ lệ mắc bệnh 43,9%, OR= 4,1 (95% CI: 1,83 – 9,47) [8].
Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Hà và cộng sự (2004) ghi nhận: những ngƣời sinh con < 2 có tỷ lệ mắc bệnh là 28,0%, từ 2- 5 con tỷ lệ mắc bệnh là 47%, sự gia tỷ lệ mắc STMMT theo số lần sinh con có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 [5].
Bromen K và cộng sự (2004) ghi nhận: có sự liên quan giữa số lần mang thai và tỷ lệ mắc bệnh: mang thai 1 lần OR = 1,3 (95% CI: 0,89 - 1,96); mang thai lần 2 OR = 1,4 ( 95% CI: 1,00- 2,07); mang thai lần 3 OR = 1,3 (95% CI: 1,05- 2,41); mang thai lần 4 thì OR = 1,9 (95% CI: 1,18 - 3,20); mang thai > 4 lần OR = 2,2 (95% CI: 1,28- 3,74); phụ nữ đã từng mang thai thì tỷ lệ STMMT cao hơn so với những ngƣời phụ nữ không mang thai, nữ giới không mang thai có tỷ lệ STMMT tƣơng tự nhƣ nam giới [25].
Trong nghiên cứu Famingham (1988), tỷ lệ STMMT ở phụ nữ mang thai 1 lần là 13%, 2 lần là 30%, từ 3 lần là 57% [23].
Theo Jawien A (2003) nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, tỷ lệ STMMT ở những ngƣời không mang thai là 5,4%; 1 lần là 9,8 %, 2 lần là 20,4% (p<0,001); có số lần sinh con > 2 thì liên quan với tỷ lệ mắc STMMT [46].
Tác giả Musil D và Herman J (2004) ghi nhận: có sự gia tăng vƣợt trội ở phụ nữ có số lần sinh con ≥ 2 thì tỷ lệ STMMT là 63,8% so với 31,7% ở phụ nữ có số lần sinh con < 2 lần. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã nhấn mạnh mối liên quan giữa có thai và STMMT, ở nữ có số lần mang thai > 2 thì nguy cơ mắc STMMT tăng 20 – 30% so với phụ nữ không mang thai hoặc độc thân [62].
Tƣơng tự, theo nghiên cứu của Svestkova S đã ghi nhận, phụ nữ có thai > 2 lần thì tỷ lệ mắc bệnh STMMT là 81%, tỷ lệ mắc STMMT chi dƣới gia tăng theo số lần sinh con và cho rằng bệnh có liên quan đến sự mở rộng của tử cung, tác dụng của nội tiết tố cũng nhƣ khối lƣợng máu gia tăng khi có thai [72].
Mối liên quan giữa mang thai và STMMT là do sự chèn ép máu tĩnh mạch từ chân trở về tim làm tăng áp lực tĩnh mạch và ứ trệ tĩnh mạch ở chân dẫn đến những rối loạn ở mao mạch tạo nên STMMT. Việc chèn ép vào phần dƣới của tĩnh mạch chủ bụng lúc mang thai, đặc biệt khi thai phụ nằm ngửa cũng đã đƣợc chứng minh là một yếu tố tham gia vào cơ chế của STMMT.
Tuy nhiên, phần lớn suy và giãn tĩnh mạch lại thƣờng xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ cho nên yếu tố chèn ép không đủ giải thích cho cơ chế STMMT khi có thai [5], [56].
Sự gia tăng thể tích máu tuần hoàn khoảng 20-30% trong suốt thai kỳ, trong khi 85% tổng lƣợng máu này nằm trong khoang tĩnh mạch đã góp phần vào cơ chế bệnh sinh của STMMT ở phụ nữ lúc mang thai. Áp lực gia tăng ngay từ lúc bắt đầu của thai kỳ, đạt đỉnh cao nhất vào lúc sinh. Khi có thai, áp lực tĩnh mạch có thể tăng lên 2 - 3 lần so với lúc không mang thai, đây là một trong những cơ chế quan trọng trong bệnh sinh của STMMT [50], [56].
Ngoài ra, những thay đổi về hormone trong khi mang thai cũng ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành STMMT. Qua cơ chế tác động lên thành tĩnh mạch làm mềm và giãn tĩnh mạch dẫn tới tổn thƣơng van tĩnh mạch cũng nhƣ sƣng phồng thành tĩnh mạch [50], [59], [61].
Những biến đổi về tĩnh mạch khi mang thai ở một số ngƣời có thể biến mất sau khi ngƣời mẹ sinh con. Tuy nhiên, một số khác vẫn tồn tại hoặc có thể dẫn tới STMMT nặng hơn sau khi sinh, đòi hỏi cần phải điều trị. Đồng thời tình trạng này cũng góp phần làm cho các lần mang thai sau dễ mắc STMMT hơn và đặc biệt khi nhiều tuổi [56], [71].
4.3.1.2. Đặc điểm tuổi có thai của thai phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ STMMT theo nhóm tuổi là: ≤ 25 tuổi chiếm tỷ lệ 19,8 %; nhóm 26-30 tuổi chiếm tỷ lệ 28%; nhóm 31-35 tuổi chiếm tỷ lệ 35,3% và nhóm > 35 tuổi chiếm tỷ lệ 62,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi, có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (bảng 3.11).
Theo Cohen J (1991) ghi nhận phụ nữ > 35 tuổi thì nguy cơ STMMT cao hơn do liên quan đến nội tiết tố, tuổi đƣợc coi là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh STMMT [28]. Nghiên cứu Jerusalem (1981) đã cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh tăng cao theo tuổi [18]. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi do STMMT là một bệnh diễn tiến âm thầm, từ từ nên về lâu dài mới biểu hiện bệnh và nó cũng không ảnh hƣởng cấp tính đến sự sống còn. Vì vậy, tuổi càng cao tỷ lệ bệnh càng tăng. Ngoài ra, tuổi càng cao thì các yếu tố nguy cơ tác động càng nhiều nhƣ: sự thay đổi hormone estrogen và progesteron khi mang thai, sự thay đổi cấu trúc thành mạch, giảm trƣơng lực cơ làm ứ trệ tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch cũng là những yếu tố dẫn đến STMMT cho thai phụ [36], [59].