4.3.2.1. Đặc điểm tăng cân khi có thai của thai phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cân nặng của mẹ tăng lên so với trƣớc khi mang thai của nhóm thai phụ STMMT là 14,6 ± 4,3 (kg), cao hơn cân nặng của nhóm không STMMT là 12,8 ± 3,7 (kg), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (bảng 3.12)
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dƣỡng Quốc gia , trung bình trong quá trình mang thai ngƣời mẹ tăng từ 10 – 12 kg [75]. Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau: cân nặng của thai nhi, nhau thai, dịch ối, tử cung, thể tích máu ngƣời mẹ, phì đại tuyến vú, mô và dịch cơ thể. Do đó, sự tăng cân của thai phụ có thể góp phần ảnh hƣởng đến tình trạng STMMT. Bởi vì, tử cung to dần về kích thƣớc và trọng lƣợng cùng với cân nặng của thai nhi tăng lên gây đè ép vào tĩnh mạch vùng chậu và ngăn cản máu tĩnh mạch chi dƣới trở về tim. Khi thai phụ càng tăng cân thì cơ thể trở nên nặng nề và càng ít vận động đồng nghĩa với việc giảm đến mức thấp nhất hoạt động bơm của bắp chân và khớp chân [50], [61].
4.3.2.2. Đặc điểm chỉ số BMI trước khi có thai của thai phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những ngƣời có chỉ số BMI ≥23 có tỷ lệ mắc STMMT là 63,6% và những ngƣời có BMI < 23 có tỷ lệ mắc bệnh là
24,8%. Sự khác biệt có ý nghĩ thống kê (p< 0,05). Tỷ suất chênh chỉ ra rằng những ngƣời thừa cân nặng có khả năng mắc bệnh STMMT gấp 5,32 lần so với những ngƣời có cân nặng bình thƣờng hoặc nhẹ cân (95% CI: 2,11- 13,41). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự với các tác giả khác.
Theo nghiên cứu của Lacroix P và cộng sự (2003) đã nhận thấy ngƣời béo phì bị STMMT là 47,5% (OR = 1,11; 95% CI: 1,07- 1,15) [53].
Theo Musil D và Herman J (2004) ghi nhận: phụ nữ béo phì có tỷ lệ mắc STMMT là 47,7% [62].
Trong nghiên cứu Framingham (1988) đã cho thấy nhóm bệnh nhân có BMI > 27 (kg/m2) thì nguy cơ mắc bệnh STMMT cao hơn nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI < 27 (kg/m2
) [23].
Theo Carpentier P (1994) đã ghi nhận thừa cân là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh STMMT [27].
Theo Danielsson và cộng sự (2002) nghiên cứu trên 272 bệnh nhân đã cho kết luận: những bệnh nhân thừa cân (BMI>25 kg/m2
) có khả năng biến đổi ở da và loét chân do STMMT hơn những ngƣời có BMI < 25 (kg/m2) với p< 0,001 [32].
Béo phì là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng ở các nƣớc công nghiệp và phát triển [1]. Ở các nƣớc này, ƣớc tính có khoảng 1/3 dân số bị béo phì trầm trọng mà cần phải điều trị để ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng nhƣ: tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, suy hô hấp và loét tĩnh mạch chi dƣới. Tuy nhiên, béo phì cũng ảnh hƣởng đến ngƣời trƣởng thành và trẻ em ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam [1], [21].
Béo phì là yếu tố nguy cơ của STMMT do gây chèn ép máu tĩnh mạch từ chân trở về tim do vậy làm ứ trệ máu ở tĩnh mạch chân, làm gia tăng áp lực tĩnh mạch chân lâu ngày dẫn đến STMMT. Mặt khác, béo phì là một trong những yếu tố làm giảm hoạt động của cơ hoành, làm thay đổi áp suất trong
trung thất làm cản trở máu từ tĩnh mạch về tim gây ứ đọng máu tĩnh mạch chi dƣới. Ngoài ra, sự tăng lƣợng mỡ trong máu do chế độ ăn mất cân đối ở ngƣời béo phì đƣa đến những thay đổi sinh hóa ở thành mạch, làm gia tăng những gốc oxy hóa tự do cũng nhƣ làm cho thành mạch đề kháng kém với gốc oxy hóa gây tổn thƣơng thành tĩnh mạch và mao mạch từ đó hình thành STMMT [27], [38], [48].