Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Đông Đô giai đoạn 2010 – 2014

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế quốc dân (Trang 30 - 35)

Hoạt động kinh doanh của PVI Đông Đô trong giai đoạn 2010-2014 đạt kết quả khá cao.

Biểu 2.1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc tại Công ty PVI Đông Đô giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô) Nhìn chung, doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của PVI Đông Đô có xu hướng đều tăng qua các năm từ 2010 – 2014.

Năm 2010 là năm đầu tiên doanh thu phí bảo hiểm có sự sụt giảm từ khi thành lập, (cụ thể doanh thu giảm 6,30% so với năm 2009, từ 80.020 triệu đồng năm 2009 xuống 74.980 năm 2010). Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Năm 2010 là năm nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách kinh tế để điều chỉnh phù hợp với thực tại. Mặt khác, các biện pháp khai thác, tiếp thị thị trường của công ty chưa thực sự phù hợp với sự chuyển biến của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng.

Năm 2011, với những sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực đã khiến hoạt động kinh doanh PVI Đông Đô đạt được nhiều thành công lớn. Trong đó, doanh thu tăng 14,59% so với năm 2010 và đã vượt mức doanh thu năm 2009 lên 85.920 triệu đồng.

Năm 2012, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng PVI Đông Đô lại có bước tăng trưởng mới khi doanh thu vượt mốc 100.000 triệu đồng lên đến 156.740 triệu đồng tăng 82.43% so với năm 2011. Trong năm này, PVI Đông Đô đã khai thác được các dự án lớn mang lại doanh thu cao như: khai thác thành công gói thầu bảo hiểm Xây dựng lắp đặt cho công trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành – Suối Tiên với phí bảo hiểm trên 40.000 triệu đồng, dịch vụ bảo hiểm cho cán bộ nhân viên (Energy Care) cho Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel với mức phí bảo hiểm trên 10.000 triệu đồng, tham gia đồng bảo hiểm phi hàng không cho Tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA) giai đoạn 2013-2015 với mức phí giải ngân 2012 trên 6.000 triệu đồng,… Bên cạnh đó, PVI Đông Đô cũng tiến hành tái cấu trúc lại, tập trung các văn phòng kinh doanh khu vực tại trụ sở, tiếp nhận một bộ phận cán bộ của Công ty bảo hiểm PVI Thăng Long chuyến sang,…

Năm 2013, doanh thu bảo hiểm gốc của PVI Đông Đô đạt 180.157 triệu đồng. Trong khi lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ phải đối mặt với khó khăn chung của toàn ngành khi bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế, nhưng PVI Đông Đô vẫn nỗ lực thực hiện tốt các chương trình bảo hiểm cho hầu hết các dự án lớn trong và ngoài lĩnh vực dầu khí. Năm 2013 cũng là năm thành công của PVI Đông Đô nói riêng và toàn Tổng công ty PVI nói chung trong việc phát triển lĩnh vực bán lẻ.

nghiệp vụ bán lẻ như xe cơ giới và con người. Đây cũng là năm thành công lớn đối với Tổng công ty bảo hiểm PVI khi đã dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc với doanh thu ước đạt 5.722 tỷ đồng, chiếm 20,89% thị phần. Để đạt được thành công này là nhờ những nỗ lực và giải pháp đột phá trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế toàn cầu chưa có những bước hồi phục đáng kể.

Bảng 2.1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm PVI Đông Đô giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: triệu đồng STT Nghiệp vụ bảo hiểm 2010 2011 2012 2013 2014 1 BH thân tàu 2.814 2.407 1.437 1.981 2.976 2 BH P&I 7.604 6.906 10.000 10.763 13.603 3 BH hàng hóa 1.282 1.255 2.125 2.131 3.433 4 BH kỹ thuật 5.577 7.592 34.816 39.839 44.078 5 BH cháy-tài sản 4.713 10.504 8.898 8.183 9.097 6 BH trách nhiệm 991 11.190 38.028 38.095 40.671 7 BH con người 3.854 3.176 17.946 30.574 47.078 8 BH xe cơ giới 34.119 28.202 31.380 40.721 55.985 9 BH khác 14.026 14.688 12.110 7.870 11.971 Tổng 74.980 85.920 156.740 180.157 228.892

Biểu 2.2. Biểu đồ cơ cấu doanh thu phí các nghiệp vụ tại Công ty bảo hiểm PVI Đông Đô giai đoạn 2010 – 2014

Qua biểu đồ cơ cấu tỷ trọng doanh thu phí các nghiệp vụ từng năm trong giai đoạn 2010-2014, ta có thể nhận thấy hầu hết các nghiệp vụ đều có sự tăng trưởng về doanh thu tuy nhiên cơ cấu doanh thu đang dần thay đổi theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ bán lẻ. Nếu như năm 2010, nghiệp vụ bảo hiểm con người mới chỉ chiểm 5% thì đến năm 2014 đã lên đến 21% tổng doanh thu. Bảo hiểm xe cơ giới có giảm vào các năm 2011, 2012 do sự ảnh hưởng của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trưhờng nhưng cũng đang trên đà tăng trưởng trở lại và giành vị trí dẫn đầu vào các năm 2013, 2014. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ bảo hiểm cho các dự án như bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm cháy –tài sản… có xu hướng giảm tỷ trọng. Nguyên nhân có thể lý giải bởi các khách hàng tái tục các nghiệp vụ này khá thấp. Điều này cũng cho thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng của Công ty trong các nghiệp vụ này còn chưa thực sự tốt, cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế quốc dân (Trang 30 - 35)